Mẹo bảo quản thớt gỗ được lâu, không bị nứt mà ít người biết
Thớt nhựa dùng lâu cáu bẩn đen sì, ngâm trong loại nước này lại sạch bong kin kít còn diệt khuẩn cực tốt / 7 thói quen tối giản giúp đời nâng cấp, nhan sắc thăng hạng, cuộc sống sang trang chỉ trong một tháng
Dù hiện nay có nhiều thớt nhựa nhưng nhiều người vẫn thích dùng thớt gỗ hơn vì bền, chắc và tiện trong việc băm chặt. Nhưng điểm hạn chế của thớt gỗ là hay bị vỡ, nứt dưới tác động của môi trường.
Để hạn chế điều này, bạn có thể tham khảo cách bảo quản thớt gỗ không bị nứt của bố đảm dưới đây:
Để thớt luôn bóng đẹp là khi sử dụng xong rửa sạch để khô, và thường xuyên bôi dầu ăn.
Thớt khi mua về cần ngâm nước muối ít nhất 24 giờ. Sau khi ngâm vớt thớt để khô, dùng dầu ăn thoa vào, cho vào túi bóng đùm kín ủ thớt cho khô từ 15 đến 20 ngày, để chỗ thoáng, tránh chỗ ẩm ướt, trong thời gian ủ.
Lưu ý: Vài ngày phải mở bịch bóng ra 1 lần cho thoát hơi nước tránh thớt bị mốc, lâu khô thớt rồi lại tiếp tục xoa dầu ăn.
Sau thời gian ủ là thớt có thể bắt đầu sử dụng, sử dụng xong rửa sạch lâu khô xoa dầu ăn thường xuyên để thớt luôn bóng và lên màu đẹp. Để thớt nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp, để tránh tình trạng thớt bị nứt toác, thì sử dụng 1 tháng cần ngâm nước qua đêm 1 lần.
Ngoài bôi dầu, sau khi sử dụng xong, vệ sinh qua rồi cất giữ nơi thoáng mát trong nhà, tránh tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
Sử dụng thớt thường xuyên hằng ngày cũng là cách giúp thớt không bị nứt. Việc sử dụng hằng ngày sẽ giúp cho thớt luôn trong trạng thái giữ ẩm chống hiện tượng khô nứt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?