Mẹo chữa hôi miệng tại nhà an toàn, hiệu quả
Thực đơn ngày cuối tuần: 4 món ngon đãi khách / 5 thực phẩm rẻ tiền giúp bạn giảm mỡ bụng trong 2 tuần
Tại sao miệng có mùi hôi?
Hôi miệng gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống. Nguồn ảnh: Internet.
Tác nhân chủ yếu của chứng hôi miệng là nồng độ các hợp chất sulphur dễ bay hơi có mùi khó chịu tồn tại quá nhiều trong khoang miệng. Các hợp chất này được tạo ra bởi vi khuẩn kỵ khí phân giải protein tại những vị trí khó làm sạch như: Vùng kẽ giữa các răng, bề mặt lưỡi,...
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học như hút thuốc, uống rượu thường xuyên cũng có thể khiến miệng có mùi hôi. Một số thực phẩm gây khô miệng, chứa lượng protein và đường cao như sữa, khi phân hủy sẽ giải phóng nhiều khí sulphur, khiến hơi thở nặng mùi.
Những nguyên nhân trên gây ra tình trạng hôi miệng tạm thời và có thể cải thiện bằng thói quen chăm sóc răng miệng đúng đắn. Tuy nhiên, chứng hôi miệng kéo dài nhiều năm có thể báo hiệu vấn đề nướu, lợi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, dẫn đến kém chắc khỏe, từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và kéo theo mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý về răng miệng, hệ hô hấp và tiêu hóa sau:
Các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh thân răng, nhiễm nấm candida, sâu răng,...
Nhiễm trùng đường mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm hầu họng...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày.
Đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể, khiến hơi thở có mùi ketone.
Hôi miệng nặng có chữa khỏi được không?
Hoàn toàn có thể chữa hôi miệng nặng nếu bạn biết chính xác nguyên nhân và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Tùy theo nguyên nhân gây hôi miệng sẽ có nhiều cách chữa hôi miệng dứt điểm như sau:
Điều trị nguyên nhân từ răng miệng như: vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn; điều trị sâu răng, viêm nướu, các bệnh lý trong khoang miệng; giữ miệng ẩm bằng cách uống nước; nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích; nếu mang răng giả cần vệ sinh đúng cách.
Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan... là cách điều trị hơi thở có mùi nặng.
Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa...
Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, tránh các loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá...
Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối vì đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng là phương pháp tốt để bạn chữa hôi miệng dứt điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người