Đời sống

Mẹo cực hay để tránh bị "móc túi" khi đổ xăng

Bạn nên tham khảo những mẹo dưới đây để tránh bị “móc túi” khi đổ xăng.

5 phút với mẹo này, bồn cầu được khử mùi hôi sạch bong như mới / 3 mẹo giúp làm sạch bồn rửa bát, thơm mát cả ngày

Tự đong đo xăng

Nhiều người dùng mỗi lần mua xăng lại đem can ra để đong trước khi đổ vào bình xăng xe máy, phương án này có vẻ bất tiện nhưng có lẽ là cách hiệu quả nhất để mua đúng, đủ xăng với số tiền mình đã bỏ ra.

Đổ xăng theo dung tích của bình xăng xe

Nhiều khách hàng khác, căn vào vạch chỉ xăng xe máy để đong. Dựa vào dung tích của bình xăng xe máy, khi bình xăng gần cạn, kim chỉ vạch về mức đỏ, khi mua xăng yêu cầu người bán bơm số lít chẵn với đúng dung tích bình xăng để kiểm tra.

Chọn thời điểm đổ xăng

Xăng giãn nở hay co lại tùy vào nhiệt độ. Buổi sáng tiết trời mát hơn, trong suốt một đêm xăng co lại, giảm thể tích, vì thế, đổ xăng vào thời điểm sáng sớm là bạn có lợi nhất. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi ta trả tiền 10 lít xăng nhưng có thể ta chỉ nhận được từ 9,1 – 9,3 lít, phần còn lại chỉ là hơi xăng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn cũng không nên đổ xăng lúc xe bạn đang bơm xăng vào bồn chứa của cây xăng. Lúc xe bồn đổ xăng vào bồn chứa ào ào, gia tăng áp suất trong bồn chứa xăng của trạm xăng làm xăng giãn nở ra. Khi đó, ta lại phải mua một tỷ lệ khí xăng, hơi xăng.

Mua xăng theo dung tích

Thông thường chúng ta hay mua xăng theo tiền, và số tiền chẵn như 20.000, 30.000, 50.000 đồng… Tuy vậy, cách mua này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi gian lận, do hiện tượng “nhảy số tiền” mà đôi khi khách hàng không để ý.

Để tránh tình trạng này, bạn nên mua xăng theo dung tích, ví dụ: 1 lít, 2 lít… Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền, vì vậy, nếu chuyển qua cách mua theo thể tích, bạn sẽ có “cơ may” thoát được móc túi.

 

Khi bình xăng đã gần cạn, kim chỉ vạch đã về mức màu đỏ, bạn chỉ cần đề nghị bơm số lít chẵn, thấp hơn dung tích bình xăng là có thể yên tâm xăng không bị tràn ra xe.

Cách đổ xăng

Nên bấm cho xăng chảy từ từ vào bình. Khi dòng chảy của xăng vào bình nhanh, mạnh, xăng giãn nở nhiều hơn. Vì vậy, nên đổ xăng để dòng xăng chầm chậm chảy vào bình.

Khi bơm xăng, bạn nên lưu ý theo dõi trụ bơm xăng và đồng hồ báo số lít tương ứng với giá tiền. Nếu nhân viên liên tục bóp cò, bạn có thể yêu cầu nhân viên ngừng bóp cò, vì họ đang của bạn.

Đổ xăng khi còn 1/2 bình

 

Nếu để cho bình xăng thật cạn, thì khi đổ xăng, dòng xăng chảy xuống sẽ gặp áp suất lớn hơn, làm cho xăng giãn nở thể tích. Khi xăng còn 1/2 thì khoảng cách từ vòi xăng xuống chỗ xăng mới rơi vào giảm đi và áp suất trong bình xăng không nhiều bằng khi xăng đã cạn bình.

Nên mua xăng ở các cây xăng có nhiều lái xe taxi hay xe tải ghé vào

Những lái xe taxi hay xe tải là những người thường xuyên đi lại, do đó họ có nhiều trong vấn đề xăng dầu hơn chúng ta. Họ là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các cây xăng tốt, bởi vì nếu bị gian lận thì số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi lần mua. Hãy chú ý quan sát hoặc tham khảo ý kiến các bác tài nếu quen biết.

Không mua xăng khi có hai người cùng thao tác

Khi bạn nhận thấy một cột bơm xăng có tới 2 người cùng thao tác: 1 người bơm và một người bấm số, thì có tới 95% khả năng cây xăng có gian lận. Nhân viên có thể viện lý do rằng vì quá đông khách nên cần 2 người làm cho nhanh, nhưng thực tế có thể, họ đang móc túi khách hàng trắng trợn.

 

Yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0″ trước khi bơm

Với lý do khách hàng nhiều, hoặc do đứng xa trụ bơm nên nhiều nhân viên thường để nguyên đồng hồ ở những lần bơm trước, và tiếp tục bán xăng cho bạn. Việc này dù vô tình hay cố ý thì người chịu thiệt sẽ là bạn, bởi luôn có sai số trong phép tính trừ giá tiền giữa 2 lần bơm.

Quan sát kỹ khi mua xăng

Thứ nhất, bạn có thể phát hiện được những biểu hiện bất minh của nhân viên trạm xăng. Thứ hai, bạn biết được đồng hồ xăng đã hiển thị đủ hay chưa, có bị nhảy số hay không. Một số cây xăng có “mánh” kéo dài dây bơm xăng ra xa để khách hàng khó quan sát đồng hồ, bạn cũng nên lưu ý.

Nếu phát hiện gian lận, dù không có bằng chứng cụ thể thì bạn cũng sẽ biết đường mà tránh cây xăng đó trong những lần mua xăng sau này. Ngoài ra có thể khuyến cáo người thân và bạn bè giúp họ không bị móc túi.

 

Kiểm tra chất lượng xăng

Dầu có giá rẻ hơn xăng nên một số cửa hàng bán xăng đã pha thêm dầu để kiếm lời. Nhiều bạn đọc phản ánh vềviệc mua phải xăng pha dầu dẫn đến tình trạng khó nổ, máy kêu to. Phát hiện hành vi gian lận này không dễ, vì để kiểm tra chất lượng xăng phải đưa mẫu xăng vào phòng thí nghiệm khá tốn thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên vẫn có một số cách để người dùng tự kiểm tra chất lượng xăng, từ đó tránh mua xăng tại những cây xăng không đảm bảo, khiến tiền mất tật mang. Khi mua xăng, khách hàng có thể yêu cầu nhân viên bán xăng nhỏ một vài giọt xăng lên đầu ngón tay. Nếu thấy có hiện tượng nhờn nhờn, bám dính thì xăng có khả năng đã bị pha dầu. Cũng có thể thử xăng bằng cách, nhỏ vài giọt xăng lên một tờ giấy trắng, sau đó để xăng bay hơi, nếu thấy cặn bẩn thì tức là xăng đã bị pha dầu, nếu không có vết bẩn thì bạn có thể yên tâm về chất lượng xăng.

Tẩy chay những cây xăng gian lận

Nghe theo những xương máu từ người quen, những người có cũng là một cách để tránh bị "móc túi". Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tẩy chay những cây xăng có biểu hiện làm ăn gian lận, lừa đảo và cảnh báo những người khác chống lại hành vi lừa đảo này, báo cơ quan công an nếu có bằng chứng cụ thể và rõ ràng.

Khi mua xăng, nên so sánh giữa các lần mua

 

Con đường bạn đi làm luôn có những cây xăng cố định, bạn có thể kiểm tra bằng cách mua một lượng xăng nhất định rồi kiểm tra vạch chỉ xăng trên xe để so sánh với những lần sau và những cây xăng khác nhau. Dựa vào số lít, số km đi được trong các lần mua để lựa chọn cây xăng cảm thấy tin tưởng nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm