Mẹo hay khiến con răm rắp nghe lời
Trai tân mạnh tay chi gần 300 triệu cưới bạn gái hơn 15 tuổi, mong ước của anh gây tranh cãi / Liệu pháp chữa bệnh cổ xưa - giác hơi được 8 người nổi tiếng này dùng, bác sĩ nói gì?
Đôi khi, việc khiếnmột đứatrẻchịu nghe lời cònkhó khăn hơn cả thử thách.Lý do là bởi trẻcó rất nhiều điều đang diễn ra trong đầu, vì vậy những gì cha mẹ bảo chúng làm có thể không nằm trong danh sách ưu tiên của chúng.
Đặc biệt, những đứa trẻ đã trải qua một sự thay đổi đáng kể trong gia đình như việc cha mẹ ly thân hoặc ly hôn có thể phải suy nghĩ nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải có chiến lược hiệu quả để khiến con mình nghe lời, chẳng hạn như trong trường hợp khẩn cấp.
Dưới đây là 7 chiến lược hiệu quả để khiến con nghe lời.
Dành một chút thời gian để kết nối với conHãy giao tiếp bằng mắt với con trước khi bạn bắt đầu nói. Để làm như vậy, bạn phải thu hút sự chú ý của con. Quan sát những gì con đang làm và xem liệu bạn có thể kết nối với con qua việc đó hay không.
Ví dụ, nếu con đang tô màu, hãy ngồi xuống và hỏi con đang vẽ gì. Hãy để con kể cho bạn nghe về điều đó và giao tiếp bằng mắt với bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có nhiều khả năng thu hút được sự chú ý của con hơn.
Giao tiếp ngắn gọn và ngọt ngàoĐừng làm loãng khả năng chú ý của con bằng cách cho chúng một bài phát biểu dài 5 phút. Hãy xem xét độ tuổi và nhu cầu phát triển của con, đồng thời sử dụng những thước đo đó để định hướng những gì bạn định nói.
Bạn thậm chí có thể chỉ sử dụng một từ để gợi lại ký ức của con, giúp con hiểu bạn muốn gì. Thay vì nói “Hãy mặc áo khoác vào trước khi ra ngoài”, hãy thử nói “Áo khoác”. Sau khi mặc áo khoác đi ra ngoài nhiều lần, rất có thể con sẽ tiếp thu điều bạn yêu cầu ngay lập tức.
Tìm giải pháp thay thế cho mệnh lệnhTrẻ em không phải lúc nào cũng muốn lắng nghe và được bảo phải làm gì. Chúng là những cá nhân có ý chí muốn đưa ra quyết định của riêng mình. Thay vì luôn bảo con làm cái này cái kia, hãy từ từ bắt đầu giao phó cho con những quyết định thông minh.
Nếu con có thú cưng cần được cho ăn, hãy nhắc con rằng thú cưng cũng cảm thấy đói giống như con. Việc loại bỏ sự ra lệnh khiến con dễ tiếp thu và đón nhận công việc cần phải làm.
Cho con các lựa chọnCha mẹ thường xuyên nói với con những điều như “Nếu con không làm cái này thì con không thể có cái kia”. Thay vào đó, hãy thử cho con những lựa chọn.
Ví dụ, nếu con muốn ra ngoài nhưng không bôi kem chống nắng trước, hãy thử cho con lựa chọn bôi kem chống nắng ngay bây giờ và đi ra ngoài hoặc giúp bạn làm việc nhà.
Nói về những tình huống khẩn cấpTrong đời sống hàng này, có thể có những thời điểm mà con phải lắng nghe bạn ngay lập tức. Bạn nên trò chuyện và cùng con thực hành một số bài tập an toàn nhất định trong trường hợp xảy ra các sự kiện như hỏa hoạn, bão hoặc động đất.
Nếu bạn có thể trao quyền cho con bằng cách tự xử lý những khoảnh khắc căng thẳng và đáng sợ này trước khi chúng xảy ra, thì khả năng con nghe lời bạn là rất cao.
Tập phản xạ lắng nghe conĐể khiến con nghe lời, bạn sẽ phải chỉ cho chúng cách thực hiện. Chẳng hạn, khi con hỏi bạn một câu hỏi, hãy dành một chút thời gian để giao tiếp bằng mắt với con và trả lời câu hỏi đó.
Đánh giá cao khi con lắng ngheThỉnh thoảng, bạn có thể thưởng cho con một món quà đặc biệt hoặc cho con tự do hơn một chút để làm những việc con thích chẳng hạn như thời gian xem tivi thêm hoặc kể thêm một câu chuyện trước khi đi ngủ.
Cho dù phần thưởng nên được sử dụng một cách tiết kiệm nhưng chúng sẽ giúp khuyến khích hành vi tốt của con.
Bảy chiến lược kể trên sẽ khiến con bạn biết nghe lời. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể cần được xem xét như trạng thái phát triển và sức khỏe cảm xúc của con. Có thể bạn sẽ cần sự hỗ trợ bổ sung từ các chuyên gia. Tuy nhiên, những gì luyện tập ở nhà sẽ có tác động lớn nhất đến khả năng lắng nghe của trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo