Đời sống

Mẹo ngừa chảy máu cam mùa lạnh cho trẻ

Thời tiết những ngày gần đây khô hanh là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ chảy máu cam. Tuy nhiên, khi thấy con chảy máu cam, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần biết cầm máu đúng cách cho trẻ.

Trồng cây sung ở vị trí này, 'Thần tài gật đầu tán thưởng', gia chủ dễ giàu 'nứt đố đổ vách', may mắn đủ đường / Để con sinh ra đẹp như tranh, da trắng hồng, mẹ bầu cứ làm 3 việc sau đây

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, thời tiết hanh lạnh chính là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ chảy máu cam.

Nhìn chung chảy máu cam không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng trẻ có thể cảm thấy hoảng sợ, hoang mang.

Chảy máu mũi có thể xuất hiện vì nhiều lý do. Phần lớn do mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.

Hoặc có thể do trẻ dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang; trẻ ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân bắt nguồn từ một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.

Hoặc trẻ bị bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu. Rất hiếm khi các khối u lành tính hoặc ác tính có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi ở trẻ.

‘Chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Không rõ vì lý do gì, chảy máu mũi thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng’, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Thời tiết hanh khô là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu cam ở trẻ. Ảnh minh họa
Thời tiết hanh khô là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu cam ở trẻ. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khi thấy con chảy máu cam, cha mẹ cần bình tĩnh, đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy.

Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối. Tiếp đến, dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ.

Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

Giữ cánh mũi trong 10 phút, đủ thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài hơn.

Bác sĩ Dũng lưu ý, trong trường hợp máu vẫn tiếp tục chảy thì nhắc lại các bước trên một lần nữa. Hoặc phụ huynh có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để máu ngừng chảy.

 

Còn theo khuyến cáo của bác sĩ Thủy, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy máu mũi của trẻ tiếp tục chảy sau khi sơ cứu, kèm theo dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở hoặc trẻ nôn ra máu. Với trường hợp trẻ chảy máu cam kèm sốt cao liên tục 2-3 ngày hoặc phát ban, cần nghi ngờ trẻ mắc sốt xuất huyết…

Bác sĩ Thủy cho biết, một khi đã xuất hiện tình trạng chảy máu mũi, khu vực này sẽ nhạy cảm hơn nhiều và rất dễ chảy máu trở lại nếu niêm mạc mũi chưa bình phục hoàn toàn.

Lúc này, vòng xoắn luẩn quẩn sẽ tiếp tục. Từ chỗ vài tuần mới có một lần chảy máu cam, khi niêm mạc mũi bị tổn thương nặng dần, trẻ có thể bị 4-5 lần chảy máu liên tục.

Hiện tượng chảy máu cam chỉ ngừng lại khi niêm mạc mũi bình phục. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa chảy máu mũi trước là hết sức quan trọng.

Do vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ Thủy, cha mẹ cần giữ cho niêm mạc mũi của trẻ được ẩm, bằng việc có thể bôi một chút vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi.

Nếu bé thường xuyên chảy máu mũi thì cần bôi 2 lần mỗi ngày cho tới khi không còn chảy máu cam trong vài ngày liên tục.

 

Các trường hợp khác có thể bôi khi thấy có nhu cầu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, tránh chấn thương vùng vách ngăn mũi, nên dùng máy phun sương làm ẩm không khí...

Đồng thời, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ thường xuyên bị cảm, ngạt mũi hay dị ứng mũi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm