Mẹo phân biệt vải thiều Việt Nam và vải thiều Trung Quốc
Mách bạn mẹo giữ giá đỗ tươi ngon, không bị thâm đen / Mẹo nhận biết dầu ăn thật hay giả chỉ bằng mắt thường
Về hình dáng
Ở nước ta có 2 vùng trồng vải thiều nổi tiếng chính là Thanh Hà và Bắc Giang.
Vải thiều Thanh Hà: Trái khá nhỏ chỉ bằng ngón chân cái, quả tròn không đều và vỏ căng, nhẵn, khi vải chính có màu hồng nhạt. Vải có hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày ngọt lịm, đầy nước. Vải có phần cành dẻo và nhỏ.
Vải thiều Thanh Hà hạt nhỏ.
Vải Bắc Giang: Có nguồn gốc từ vải Thanh Hà, nên mang đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, vải thiều Bắc Giang cho trái to hơn, khi chín có màu đỏ au. Thêm điểm khác biệt giữa 2 loại này là Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) có lớp màng mỏng màu nâu giữa phần cùi và phần hạt trong khi Vải Thiều Thanh Hà không có. Hiện nay Vải Thiều Lục Ngạn được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Thái Lan, Mỹ, Úc…
Vải Lục Ngạn (Bắc Giang) có lớp màn nâu giữi phần cùi và hạt.
Vải thiều Trung Quốc: Trao đổi với PV, cô Hoàng Thị Phao, một thương lái chuyên bán vải Trung Quốc tại quận 6 (TP Hồ Chí Minh) cho biết: "So với quả vải ta, vải Tàu có vị ngọt đậm sắc, nhiều người cảm thấy không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, do mẫu mã đẹp, nên họ vẫn muốn mua về làm quà cho người thân hay bày bàn thờ ngày rằm, đầu tháng”.
Vải thiều Trung Quốc trái to, tròn đều, màu sắc bắt mắt.
Về mùi vị
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Trung Quốc có diện tích trồng và sản lượng quả vải hàng năm lớn nhất thế giới, Thế nhưng , Trung Quốc vẫn là nước chiếm đến 70 % tổng tỷ lệ vải thiều xuất khẩu ở nước ta. Bởi mùi vị của vải Việt Nam mang nét riêng biệt. Vải thiều Bắc Giang có vị ngọt lịm, thanh mát, mùi thơm đặc trưng.
Còn vải Trung Quốc, có vị ngọt đậm sắc được ví như vị ngọt “ đường hóa học” học chứ không thanh mát. Khi ăn thử vải Trung Quốc, nhiều người e ngại vì sự ngọt bất thường và màu trắng đục, mọng cùi. Họ nghi ngờ có sự tác động của chất bảo quản, hoặc những tác nhân nào đó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Về thời gian thu hoạch
Vải Việt Nam bắt đầu từ tháng 5 dương lịch và chín rộ vào tầm tháng 6. Khoảng thời gian này người tiêu dùng có thể bắt gặp vải bán ở bất kỳ đâu.
Vải Trung Quốc lại thường chính vụ trước vải nước ta khoảng 1 tháng. Vì vậy, để phân biệt vải Trung Quốc và vải Việt Nam bạn hoàn toàn có thể dựa vào thời gian mua vải để tránh mua phải vải thiều Trung Quốc.
Làm thế nào để chọn được vải ngon nhất?
Nhìn vỏ ngoài:Quả vải ngon và chín vừa đủ độ sẽ có màu hồng,gai nhẵn là vải đã chín, gai càng nhiều và càng nhọn nghĩa là vải còn xanh và những quả này thường sẽ chua hơn
Sờ nắn : Nắn nhẹ bên ngoài quả vảisẽ thấy quả hơi mềm, cảm giác sờ vào quả vải có độ đàn hồi nhất định chứng tỏ vải còn tươi.
Ngửi mùi : Quả vải ngon và còn tươi sẽ có mùi thơm nhẹ, nếu có mùi lạ, giống mùi lên men là vải cũ và đã để lâu hoặc vải bị ủng bên trong.
Bóc thử và xem phần cùi : Khi bóc, phần cuống có màu trắng, không thâm, không bị sâu là vải ngon,cùi dàymềm, màu trắng trong, mọng nướcvà dễ tách khỏi hạt.
Cách bảo quản vải thiều
Thường vải chỉ được thu hoạch trong hai tuầnchúng ta mua vải về loại bỏ những quả hỏng, để nguyên cành, phân thành nhiều phần, bỏ vào các túi ni lông, bọc lại. Rồi bỏ vào tủ lạnh, bảo quản tốt nhất từ 2 đến 3 độ C. Sau đó lấy từng túi ra dùng dần. Với cách này, quả vải vẫn có thể giữ được độ tươi ngon đến 3 tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!