Mỗi tháng đưa vợ 7 triệu, tôi chết lặng khi chồng đòi hỏi một thứ vượt ngoài khả năng: Cú điện thoại giúp tình huống "lội ngược dòng"
Ngắm body 'khét lẹt'' của hot girl xứ Thanh / Ngắm số đo 90-58-88cm của hot girl Sài thành được báo Trung khen ngợi
Sau khi sinh đôi, tôi đành phải nghỉ làm để chăm 2 con. 2 đứa ốm yếu, thường đau bệnh nên càng tốn tiền hơn. Rồi vợ chồng tôi còn sống chung với bố mẹ chồng già nên phải chăm sóc ông bà, lo thuốc bổ, đau bệnh, ăn uống. Việc chi tiêu trở thành một gánh nặng đè lên vai tôi khi mà mỗi tháng, chồng chỉ đưa tôi 7 triệu. Với số tiền ít ỏi đó thì làm sao đủ để mua bỉm sữa cho 2 con, rồi ăn uống, điện nước trong nhà... Chưa kể những lúc con đau bệnh tốn kém rất nhiều. Tiền tiết kiệm, tiền nghỉ thai sản của tôi dần cạn veo.
Tôi bảo chồng đưa thêm tiền vì 7 triệu thật sự không đủ chi tiêu. Anh ấy bực bội, bảo tôi tiêu xài hoang phí chứ 2 đứa con mới biết đi với 2 ông bà hơn 70 tuổi thì có tốn kém bao nhiêu. Tôi giải thích, đưa sổ chi tiêu cho chồng xem mà anh vẫn không chịu tin là mỗi tháng, dù tiết kiệm lắm thì tôi phải phải chi cho gia đình từ 12-15 triệu đồng, gấp đôi số tiền chồng đưa.
Từ đầu năm nay, chồng đưa tiền ít quá mà chi tiêu nhiều, mẹ chồng bệnh phải nhập viện, tiền tiết kiệm cũng hết nên tôi đành phải vay nợ người ta. Nhiều đêm nằm ngủ, gác tay lên trán mà nước mắt tôi rơi vì tủi thân. Thấy bạn bè, hàng xóm có chồng thương yêu, tiền bạc xài rủng rỉnh mà tôi ao ước, thèm thuồng. Còn tôi, đến đôi dép đã đứt một bên quai mà cũng không có tiền mua, cái áo cũ sờn, bạc màu mà vẫn không dám mua mới... Bố mẹ tôi thương con gái vất vả nên thường dấm dúi cho ít tiền hoặc túi gạo, điều này càng khiến tôi xót xa hơn.
Ảnh minh họa (Nguồn AI) |
Tuần trước, chồng bỗng hỏi tôi về tiền tiết kiệm. Anh nói muốn lấy ít tiền để mua xe máy trả góp. Tôi nói tiền tiết kiệm, tiền thai sản đều hết rồi, chỉ còn tiền nợ thôi, anh có lấy thì lấy hộ giúp tôi luôn. Chồng tỏ vẻ ngờ vực, sau thì đập bàn đập ghế, bảo tôi chi tiêu cái gì lắm thế, một tháng 7 triệu chứ có phải 1 - 2 triệu đâu? Đến nước này thì tôi hết chịu nổi nữa nên đã phản bác lại.
Tôi hét toáng lên: "Tiền sữa bỉm của 2 con một tháng hơn 2 triệu, tiền thuốc men cho bố mẹ 1 triệu, tiền điện nước 700 nghìn, tiền đau bệnh của con từ 1 - 2 triệu, tiền ăn uống 4 - 5 triệu/tháng cho 6 miệng ăn... Còn ti tỉ thứ tiền khác, đấy 7 triệu của anh to như cái bánh xe bò. Tôi rút tiền tiết kiệm, thai sản bỏ vào mới đủ chi tiêu trong 2 năm vừa qua chứ anh tưởng 7 triệu của anh lớn lắm à mà. Hiện tại đang nợ cô Vân 30 triệu tiền viện phí, thuốc men cho mẹ lúc bà nhập viện 4 tháng trước, anh lo mà trả đi".
Nói rồi tôi gọi điện luôn cho cô Vân. Cô ấy hỏi khi nào tôi trả nợ, cứ dây dưa mãi thì tiền lãi càng cao hơn đấy. Chồng tôi đành hứa 2 tháng nữa sẽ trả cả gốc lẫn lãi cho cô ấy. Cô Vân gắt gỏng nói trong điện thoại, bảo 2 tháng nữa mà không trả thì đừng trách cô ấy không nể tình hàng xóm.
Sau cuộc điện thoại vỏn vẹn 2 phút, chồng tôi nhận thức được số tiền anh đưa cho vợ là quá ít nên hứa sẽ đưa thêm mỗi tháng 1 triệu nữa. Còn tiền nợ cô Vân thì đợi anh xoay xở trả sau. Riêng chuyện mua xe máy, chồng tôi đành gác lại trong nuối tiếc. Tuy nhiên, chồng vẫn kiên quyết không cho tôi biết tiền lương của anh bao nhiêu. Mỗi tháng, tôi đều đau đầu vì chuyện chi tiêu tiền nong, phải làm sao để cải thiện tình hình này đây?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh