Món ăn đặc sản làm từ 'lưỡi quỷ' tại Nhật Bản: Tên gọi đáng sợ nhưng tốt cho sức khỏe
Những loại thuốc đắt nhất thế giới / Những mẹo trong nhà bếp cực hay, chị em nên học hỏi để trở thành bà nội trợ giỏi giang được chồng mê đắm
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại thực phẩm này ở các tủ lạnh tại siêu thị Nhật Bản, thường được đặt gần khu vực đậu phụ và natto. Chúng có nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng sợi trắng được gọi là shirataki.
Trên thực tế, món “lưỡi quỷ” này là loại thực phẩm được làm từ củ Konjac (hay khoai nưa). Đây là một họ cây mọc phổ biến tại vùng Đông Á và Đông Nam Á, được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản, Hàn Quốc...
Sở dĩ có cái tên đáng sợ như vậy là vì trong tiếng Anh, loại cây này thường được gọi với tên thông dụng là “Devil's tongue” do hình dáng đặc biệt với một chiếc lá đơn mọc ra từ thân cây. Phần lá này có thể dài đến 100cm trong khi phần thân có đường kính lớn nhất lên đến 30cm.
Nhiều người tin rằng konjac đã được đưa vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ sáu với vai trò như một loại thực phẩm chữa bệnh. Năm 1864, một quyển sách dạy nấu ăn tên 100 món ngon với konnyaku đã được xuất bản tại đây.
Hiện nay, nó là một trong những loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người dân quốc gia này, thường xuất hiện trong các món như sukiyaki và oden.
Lý do lớn nhất khiến người Nhật rất thích ăn món ăn làm từ khoai nưa là vì lợi ích to lớn của nó đối với sức khỏe. Món mì shirataki làm từ khoai nưa chứa rất ít calo (chỉ khoảng 5 calo trên 100 gam), ít carbohydrate, không chứa gluten và hoàn toàn thuần chay. Thành phần của chúng bao gồm tới 97% nước và chỉ có 3% còn lại là chất xơ glucomannan - chất quan trọng giúp hỗ trợ làm sạch và nhu động ruột.
Do hàm lượng chất xơ và carbohydrate thấp, mì shirataki nói riêng và các sản phẩm làm từ khoai nưa nói chung có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, thân thiện với bệnh nhân tiểu đường và tim mạch. Về mặt vật lý, sợi mì cũng nở ra khá nhiều sau khi vào dạ dày, điều này sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ người dùng giảm cân hiệu quả.
Tuy về cơ bản, thực phẩm này không chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, nhưng nó lại là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm chất thay thế cho các công thức nấu ăn nhiều carbohydrate, đồng thời cũng là một món ăn dễ kết hợp với các món phụ khác nhau.
Do hàm lượng nước cao, shirataki gần như hoàn toàn không có vị và sẽ hấp thụ bất kỳ hương vị nào mà bạn nấu cùng. Đó là lý do mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại mì này thay cho các loại mì thông thường, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không bỏ qua bước sơ chế, vì ban đầu mùi của mì có thể hơi khó chịu.
Ngoài ra, những người giảm cân thèm đồ ngọt cũng có thể ăn vặt bằng món rau câu làm từ konjac, với thành phần chứa ít đường hơn các loại rau câu làm từ gelatin thông thường. Chúng cũng được thêm vào những nguyên liệu tốt cho sức khoẻ như hạt chia, hạt lanh.
- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn