Đời sống

Món ngon cơm chiều: 3 món cực chất lượng ăn mãi không ngán

3 món ăn này đủ để cho gia đình khoảng 3-4 người ăn, có thể lặp lại trong tuần mà không gây ngán.

Món ngon nổi danh đất Sơn La / Bò hầm hạt dẻ món ngon nóng ấm đưa cơm ngày lạnh

Mướp đắng xào thịt heo

Món ngon cơm chiều: 3 món cực chất lượng ăn mãi không ngán

Ảnh minh họa.

Nguyên liệu

Thịt heo: 200 gr

Mướp đắng: 2 quả

Hành tím, ớt, hành lá

Hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, dầu hào

 

Thịt lợn các bạn rửa sạch, sau đó thái thành từng miếng mỏng. Ướp thịt với 1 thìa cà phê bột nêm + 1 thìa cơm dầu hào, đảo đều ướp trong vòng 30 phút.

Mướp đắng các bạn mua về để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5-6 giờ (làm vậy cho bớt đắng). Sau đó rửa sạch, bổ đôi, bỏ hết phần lõi trắng bên trong, thái thành từng miếng mỏng vừa. Hành tím thái nhỏ, ớt thái vát, hành lá cắt khúc.

Cho vào chảo một chút dầu ăn, phi thơm hành rồi đổ thịt đã ướp vào xào tái. Đổ mướp đắng vào chảo xào cùng thịt.

Đến khi mướp đắng chín giòn, đổ hành lá + ớt + 1 thìa cơm nước mắm vào đảo đều trong khoảng 30 giây thì tắt bếp. Cho ra đĩa và thưởng thức.

Canh măng khô móng giò

 

Món ngon cơm chiều: 3 món cực chất lượng ăn mãi không ngán

Nguyên liệu:

Măng: 500gr (tùy theo sở thích có thể chọn măng lá, măng lưỡi lợn…)

Móng giò: 1 cái

Xương: 300gr

 

Gia vị, muối, nước mắm

Hành củ

Cách làm:

Măng rửa sạch, ngâm qua đêm (có thể ngâm 2, 3 đêm, thay nước hàng ngày) cho măng nở hết. Măng sau khi đã ngâm nở, xé nhỏ hoặc thái miếng tùy ý. Luộc măng với nước lạnh, nước ngập mặt, luộc vài lần cho đến khi nước luộc măng trắng thì dừng, vớt ra xả với nước lạnh cho sạch.

Xào sơ măng với chút muối và nước mắm cho sợi măng ngấm gia vị. Móng giò rửa sạch sẽ, xát muối cho hết mùi, sau đó đem trần sơ với nước lạnh để nước dùng được trong.

 

Cho móng vào nước, ninh trong khoảng 30 phút, nếu có bọt thì hớt hết bọt để nước dùng được trong. Tiếp tục cho măng đã xào sơ vào nồi móng để ninh đến khi măng mềm, móng chín nhừ là được.

Nộm rau muống

Món ngon cơm chiều: 3 món cực chất lượng ăn mãi không ngán

Nguyên liệu:

Rau muống non 500 gr

 

Đậu phộng 50 gr

Ớt sừng 1 quả

Chanh 1 quả

Đường 2 muỗng canh

Nước mắm 2 muỗng canh

 

Cách làm:

Rau muống sau khi mua về, đem nhặt lấy ngọn non, bỏ cuống cứng già để khi ăn được giòn ngon nhất. Nếu ngọn rau muống quá dài, có thể ngắt ra thành 2 – 3 phần để khi ăn được dễ dàng hơn.

Chuẩn bị một nồi nước lớn đun sôi, càng lớn càng tốt, tránh nhồi nhét rau khi luộc sẽ bị nát. Sau đó, cho 1 muỗng cà phê muối vào (giúp rau không bị thâm đen) và cho rau muống vào chần trong khoảng 30 giây đến 1 phút rồi bỏ ngay vào thau nước đá.

Ngâm rau muống trong nước đá khoảng chừng 10 – 15 phút, vớt ra rổ để ráo nước rồi chuẩn bị làm nộm. Rau muống càng để ráo nước càng tốt, khi làm nộm sẽ không bị ỉu. Có thể dùng đũa xốc nhẹ rau nhiều lần để nước rơi ra, làm ráo hiệu quả.

Cho một chảo hoặc nồi lớn lên bếp làm nóng. Sau đó, cho muối hạt vào rang khô và đổ 50 gram đậu phộng vào đảo đều tay. Muối hạt cho vào trông khâu này mục đích là hạn chế đậu phộng tiếp xúc quá nhiều với đáy chảo hoặc nồi, nhanh bị cháy xém.

 

Khi lớp vỏ bên ngoài của đậu phộng chuyển màu nâu sạm, bóc ăn thử một hạt đã giòn chín thì bạn tắt bếp, đợi nguội rồi tiến hành xa sạch lớp vỏ và đem giã nhỏ. Tùy theo sở thích của bạn và gia đình mà có thể giã đậu phộng đến khi đạt được độ nhỏ như ý thì dừng.

Tỏi bóc sạch lớp vỏ khô bên ngoài rồi mang đập dập và băm nhuyễn. Ớt thì rửa sạch, xẻ dọc trái và loại bỏ hạt (vừa cay vừa không tốt cho đường ruột) rồi cũng đem băm nhuyễn. Chanh rửa sạch, bổ làm đôi, chắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

Cho 3 muỗng canh nước, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nước cốt của 1 quả chanh vào chung một bát và khuấy đều cho đường tan hết.

Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ý, đến khi hỗn hợp có đủ độ chua mặn ngọt thì dừng. Lúc này, cho thêm phần tỏi và ớt đã được băm nhuyễn vào trộn đều.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm