Một bộ phận chứa độc tố của quả na nếu ăn vào dễ bị ngộ độc
Người dân trong "vùng xanh" ở TP Hồ Chí Minh ra-vào, đi chợ như thế nào? / Cách chăm sóc da ở độ tuổi 20 để đẩy lùi lão hóa
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, na có vị ngọt, hơi chua, tính ẩm, có công dụng chữa đái tháo, tiêu khát… Loại quả này đặc biệt có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, người vừa ốm dậy và phụ nữ sau sinh. Không chỉ quả na mà nhiều bộ phận trên cây na đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
3 bài thuốc trị bệnh từ cây na do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ
- Trị sốt rét: Rửa sạch một nắm lá na, giã nhỏ, chế nước sôi. Sau đó bạn vắt hỗn hợp để lấy nước cốt. Uống trước khi lên cơn 2 giờ. Dùng 1 ngày/lần.
- Chữa nhọt vú:Chuẩn bị 1 quả na điếc và lượng giấm đủ dùng. Phơi khô na, tán thành bột, hòa với giấm. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị sưng. Dùng nhiều lần/ngày để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
- Chữa đái tháo đường, tiêu khát:Dùng thêm một quả na chín sau mỗi bữa ăn. Na có hàm lượng dinh dưỡng và chất xơ cao, do đó ăn na thường xuyên giúp thuyên giảm bệnh đái tháo đường và tiêu khát.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bộ phận chứa độc tố của quả na
Mặc dù cây na có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng, na có một bộ phận chứa rất nhiều độc tố - chính là hạt na. Nếu nuốt phải hạt na bị dập nát sẽ gây ngộ độc.
Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ, hạt của quả na rất độc, nếu vô tình nuốt phải thì có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa. Ngoài ra, độc tố trong hạt na nếu dính vào mắt sẽ gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời dễ gây viêm loét giác mạc, nặng nhất là mù lòa vĩnh viễn. Trong trường hợp bị dính trên da, đặc biệt là ở phần có vết thương hở sẽ gây lở loét, viêm nhiễm nặng nề và hủy hoại da.
Trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi hạt na đã bị dập nát. Trong trường hợp nuốt phải hạt na còn nguyên thì chúng sẽ được đào thải ra ngoài cùng chất thải, đồng thời không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn hết sức cẩn thận khi ăn na vì nếu chẳng may cắn dập hạt na sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ không nên để con tự ăn na, cần tách hạt ra khỏi thịt na ngay từ đầu để tránh trường hợp trẻ cắn và nuốt phải hạt na.
Ngoài ra, mọi người không nên tùy tiện dùng na trong việc điều trị chấy, rận, nhuộm răng để ngừa tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Một vài lưu ý khác khi ăn na
- Người suy thận không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh thận.
- Na là loại quả chứa nhiều đường vì thế người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn na.
- Không nên ăn na chưa chín kỹ vì những loại này thường có chứa chất tannin, có thể gây táo bón, khó tiêu.
- Khi ăn na, cần quan sát kỹ, tránh ăn na có giòi vì có thể khiến bạn bị đau bụng sau ăn.
- Nếu bạn ăn nhiều na sẽ gây nóng trong khiến da nổi mụn, táo bón. Vì thế, bạn không nên ăn quá 2 quả na/ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ