Mua giá đỗ, nếu phát hiện 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không nên ăn
Chuyện động trời nhưng đáng thương của việc chị dâu vờ mang thai nhưng bị em chồng biết được / 5 dấu hiệu của bàn tay cho thấy người hay đau ốm, dễ mắc bệnh
Giá đỗ là món ăn bổ, rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Để làm nên cây giá đỗ được to mập, đẹp mắt và năng suất, không ít các thương lái đã sử dụng đến những hóa chất độc hại để kích thích tăng trưởng.
Người tiêu dùng nếu thường xuyên sử dụng phải những loại giá đỗ này về lâu dài sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Vì thế, nếu không tự tay làm, thì các bà nội trợ cần trang bị cho mình những bí quyết để biết cách phân biệt đâu là giá đỗ sạch và đâu là giá đỗ ngâm hóa chất.
Lưu ý, khi lựa chọn giá đỗ, nếu thấy có 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không nên ăn
Giá đỗ nếu có mùi vị lạ tuyệt đối không nên mua. Ảnh minh họa
Mầm trắng, ít dễ
Giá đỗ nảy mầm tự nhiên sẽ có màu trắng, đôi khi trông chúng có vẻ như ngả sang màu vàng một chút. Thế nhưng, giá đỗ có chứa hóa chất nó có thêm một số thành phần tẩy trắng, vì thế màu sắc của giá đỗ trông trắng hơn. Ngoài ra, giá đỗ trồng tự nhiên thường có rễ mọc rất nhiều, trong khi đó giá đỗ có chứa chất phụ gia thì mầm sẽ phát triển nhanh trước khi rễ hình thành đầy đủ.
Nếu nhận thấy giá đỗ có rễ ít, mầm quá trắng thì khả năng cao nó đang có vấn đề.
Ngửi thấy mùi lạ
Giá đỗ tự nhiên khi ngửi sẽ có mùi ngai ngái của đậu tươi. Còn giá đỗ có thuốc hóa học sẽ có một mùi lạ, hơi hăng, chỉ cần ngửi gần một chút là có thể ngửi thấy được.
Sau khi đã chế biến, giá đỗ sạch có vị rất ngọt hoặc có vị hơi đắng (khi đã già) còn giá ngâm hóa chất có vị rất nhạt, khi xào còn ra nhiều nước.
Thân mềm và rỗng
Giá đỗ nảy mầm tự nhiên cọng khá dài, bóp thấy cứng và ăn rất giòn. Nhưng giá đỗ có tẩm thuốc, vì tăng trưởng nhanh nên thân xốp, kết cấu mềm dù bề mặt nhìn rất ngon và giòn. Vì vậy, chỉ cần dùng tay bóp 1 cọng giá đỗ, nếu thấy mềm và rỗng thì chắc chắn không nên mua.
Những người sau không nên ăn giá đỗ
Giá đỗ già khi ăn sẽ hơi có vị đắng. Ảnh minh họa
Người viêm dạ dày mãn tính
Những người này nếu ăn giá đỗ càng làm bệnh tình trở nên nặng thêm, thậm chí có thể bị đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cho cơ bắp khớp bị đau nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
Người chân tay lạnh, yếu
Nếu chân tay thường xuyên lạnh, thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng… ăn giá đỗ sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Người đang đói bụng
Giá đỗ tương mang tính hàn, ăn khi đói sẽ hại tới dạ dày. Để phát huy tác dụng của giá đỗ tương nên ăn cùng các thực phẩm khác trong bữa ăn.
Người đang uống thuốc
Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.
Lưu ý: Nhiều người dân có thói quen ăn giá đỗ sống. Tuy nhiên, giá đỗ thường làm ở nhiệt độ 30 – 35 độ C. Đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nên hạn chế ăn sống. Tốt nhất, nên rửa sạch, ngâm nước muối và chần qua nước sôi trước khi ăn.
Một người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo