Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết / 3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Mứt Tết không rõ nguồn gốc tràn lan thị trường
Giá các loại mứt trên giao động từ 150.000 - 250.000 đồng (Ảnh: Thanh Loan - Dân trí )
Càng gần Tết, thị trường thực phẩm Tết, đặc biệt là mứt, càng nhộn nhịp. Các loại mứt với đủ hương vị và màu sắc được bày bán từ chợ truyền thống đến các nền tảng online, với giá dao động từ 150.000 - 250.000 đồng/kg.
Dù giá cả hấp dẫn, phần lớn các sản phẩm mứt Tết đều thiếu thông tin cơ bản: không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng về chất lượng. Tuy nhiên, nhiều người bán vẫn khẳng định chất lượng sản phẩm “đã được kiểm chứng qua khẩu vị khách quen,” bất chấp những nghi ngại về an toàn thực phẩm.
Mứt Tết siêu thị và online: Lựa chọn an toàn hay tiện lợi?
Khác với sự đa dạng và giá rẻ ở chợ truyền thống, mứt Tết tại các siêu thị lớn như Big C, WinMart hay CoopMart thường được đóng gói cẩn thận, có nguồn gốc rõ ràng và kiểm định chất lượng chặt chẽ. Các sản phẩm này, từ những thương hiệu uy tín như Hữu Nghị, Bibica, tuy giá cao hơn nhưng mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, kênh bán hàng online như Facebook, Zalo cũng đang thu hút đông đảo khách hàng với các loại mứt đặc sản vùng miền như mứt gừng Huế, mứt dâu Đà Lạt hay mứt bưởi Sài Gòn. Các hình ảnh bắt mắt và quảng cáo hấp dẫn khiến nhiều người lựa chọn mua hàng qua mạng để tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, mua mứt Tết online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không ít trường hợp sản phẩm thực tế không giống quảng cáo, khiến người tiêu dùng thất vọng nhiều khách hàng từng bức xúc: “Tôi đặt mứt qua mạng, hình ảnh trông rất đẹp nhưng nhận hàng thì bị ẩm, không thơm ngon như mô tả. Khi khiếu nại, người bán chỉ giải thích chung chung, tôi cũng đành chịu.”
Giải pháp nào để kiểm soát thực phẩm Tết thủ công?
Theo chuyên gia tại viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: “Mặc dù không có bằng chứng khẳng định các loại mứt Tết thủ công trên thị trường là không an toàn, nhưng nguy cơ tiềm ẩn rất lớn do thiếu sự kiểm soát. Theo quy định, mọi sản phẩm bán ra thị trường đều phải có nhãn mác, thông tin nơi sản xuất, xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng”.
Tuy nhiên, tại các làng nghề, hộ gia đình nhỏ lẻ tự làm mứt để bán vào dịp Tết, số lượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lên tới hàng nghìn, khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Cần đề xuất cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và kỷ cương. Các tổ chức như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn cần tích cực giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần cảnh giác khi chọn mua thực phẩm. Dù sản phẩm có nhãn mác không đồng nghĩa với tuyệt đối an toàn, nhưng ít nhất giúp xác định được nguồn gốc và dễ truy cứu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôi 35 tuổi, kết hôn lần thứ hai với mối tình đầu, đêm tân hôn cô ấy làm tôi sợ đến mức không nói nên lời
Đổ bia lên khe bậu cửa sổ, 10 người thì có 9 người không biết công dụng 'thần kì' của nó. Học mẹo hay để sử dụng nó cả đời
Đám cưới của cụ ông 75 tuổi và cô dâu 15 tuổi gây sốt mạng xã hội
Máy rửa bát đang ngày càng trở nên phổ biến, dạy bạn mẹo hay để tiết kiệm điện và nước khi sử dụng
Chọn bắp cải chắc hay lỏng mới ngon? Người nông dân chỉ cách chọn chuẩn xác, mẹo hay biến bạn thành chuyên gia
3 con giáp đón vận may bùng nổ ngày 4/2: Tiền tài kéo đến như vũ bão, sự nghiệp thăng hoa