Đời sống

Muốn khỏe mạnh xuyên suốt mùa đông, hãy ăn 6 thực phẩm giúp dưỡng huyết, bổ khí, xoa dịu thần kinh này

Vào mùa đông thời tiết giá lạnh, độ ẩm thấp, nhiều vùng còn ngày nóng đêm lạnh thất thường dẫn đến khả năng nhiễm trùng đường hô hấp và nguy cơ mắc các bệnh lý khác cũng cao hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý, an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ / Mẹo đơn giản để biết cánh gà đông lạnh tươi hay không

Theo bác sĩ William Schaffner - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Đại học Vanderbilt tại Tennessee (Mỹ), mùa đông chính là thời điểm mà chúng ta dễ bị nhiễm trùng hô hấp trong năm. Ông giải thích nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi vào mùa đông chúng ta thường ở trong không gian kín với thời gian lâu hơn, dẫn đến nguồn bệnh dễ lây nhiễm hơn. Việc bồi bổ sức khỏe để nâng cao sức đề kháng trong mùa đông là điều cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm được coi như "vị thuốc quý" trong Đông y mà chúng ta có thể áp dụng để chữa bệnh vào mùa đông này:

1. Khoai từ: Tốt cho người dạ dày kém

Rất ít người biết rằng khoai từ (hay củ từ) là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Nó có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng âm, dưỡng huyết, tốt cho dạ dày, dưỡng thận và bổ phổi. Vì thế nên khoai từ được sử dụng như một vị thuốc hàng đầu để dưỡng sinh trong mùa đông ở Trung Quốc.

Ảnh minh họa.

Theo y học hiện đại, trong khoai từ có chứa amylase và polyphenol oxidase rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ thức ăn, có tác dụng bổ tỳ vị. Người bị đau dạ dày âm hư, ăn ít, chán ăn, nên bổ sung khoai từ vào bữa ăn hằng ngày. Có rất nhiều cách ăn khoai từ như hấp chín hoặc chế biến thành món cháo, súp, xào, món tráng miệng...

2. Hạt táo chua: Không có sức lực, mất ngủ

Đây là loại hạt từ quả táo chua dại có từ lâu đời được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo lịch sử Trung Quốc, ngay từ 2000 năm trước vào thời Đông Hán và Tam Quốc, hạt táo này đã được ghi lại trong cuốn sách đầu tiên về y học cổ truyền Trung Quốc có tên "Thần nông bổn thảo kinh", đồng thời nó cũng được xếp vào hàng thượng phẩm với nhiều tác dụng bổ dưỡng, được khuyên dùng thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ.

Hạt táo có vị chua ngọt, tính bình tốt cho gan, an thần, hạn chế mồ hôi...

Người được mệnh danh là "thánh y" vào cuối thời Đông Hán - Trương Trọng Cảnh đã sử dụng hạt táo chua để nghiên cứu ra bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ. Theo ông, hạt táo có vị chua ngọt, tính bình tốt cho gan, an thần, hạn chế mồ hôi... Có tác dụng hiệu quả khi điều trị chứng khó ngủ, tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm. Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra rằng, hạt táo chua có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh, hay quên, tiểu đường. Nó cũng được biết đến với tên "quả ngủ đông y" và là thần dược được các lương y Trung Quốc công nhận.

 

Hạt táo có thể đun sôi và uống trực tiếp như trà, cũng có thể thêm vào nấu cháo hoặc nấu canh, hoặc xào chín hạt táo, giã nát rồi hãm với nước ấm uống cũng có tác dụng dưỡng tâm, an thần.

3. Đương quy: Thiếu máu, bổ huyết

Đương quy là bài thuốc thường dùng để dưỡng huyết, bổ huyết. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, phụ nữ dễ bị thiếu máu, ứ huyết và đương quy thì vừa có thể dưỡng huyết, lại vừa thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng điều hòa tốt hơn các chứng bệnh khác nhau của phụ nữ nên được mệnh danh là "thánh dược phụ khoa".

Tôn Tư Mạc - nhà y học nổi tiếng thời nhà Đường có ghi chép trong cuốn sách "Thiên kim phương" rằng việc đúc kết bằng kinh nghiệm lâm sàng cho thấy đương quy còn có nhiều tác dụng khác như làm đẹp, dưỡng da, mờ nám...

Trong cuốn sách "Phương pháp trị bệnh cảm sốt và các bệnh khác" (hay Truyền hàn tạp bệnh luận) của Trương Trọng Cảnh cũng ghi lại đơn thuốc về tác dụng của đương quy trong việc bồi bổ khí khuyết, xua tan cảm lạnh. Theo đó loại canh nấu từ đương quy, gừng và thịt dê có thể giúp dưỡng huyết, giảm hàn, bổ tỳ, rất thích hợp để sử dụng vào mùa đông.

4. Trà hoa kim ngân: giải nhiệt, nóng trong người

Ngoài việc suy nhược cơ thể, chúng ta còn thường xuyên mắc chứng nóng trong người đặc biệt với những người có thói quen ăn cay, đồ nướng, dầu mỡ, hút thuốc và uống rượu.

 

Y học Trung Quốc cho rằng, những người có thói quen ăn uống không lành mạnh dễ sinh nóng trong người. Những người này thường bị lở loét miệng, nước tiểu màu vàng đục, phân khô, đau họng, hôi miệng... Khi đó cần sử dụng các phương pháp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng sinh bổ huyết để điều hòa cơ thể.

Hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Để loại bỏ chứng nóng trong, có thể dùng hoa kim ngân pha với nước sôi uống, hoặc hãm chung cùng hoa cúc, hoa nhài, nên uống sau khi đã đun sôi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hoa kim ngân không thích hợp để uống trong thời gian dài, nếu không sẽ dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.

5. Nhân sâm: thuốc quý cho người gầy yếu

Thân hình gầy yếu thiếu sức sống dẫn đến mệt mỏi, tinh thần uể oải, chỉ cần vận động một ít là thở hổn hển, thậm chí thở gấp, hồi hộp, đổ mồ hôi nhiều. Trong trường hợp này, nhân sâm là lựa chọn hàng đầu. Nó không chỉ có tác dụng bổ phổi mà còn bổ tỳ, dưỡng tâm, dưỡng thận. Vì thế nên nhân sâm được biết đến như một loại bổ dược đông y giúp bổ sung sinh lực được rất nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều nhân sâm sẽ rất dễ nổi cáu, đặc biệt là hồng sâm hoặc các sản phẩm chế biến từ nhân sâm khác. Ngoài ra nhân sâm cũng không thích hợp dùng khi bị cảm, sốt hoặc đang bị nhiễm trùng. Không nên dùng nhân sâm chung với củ cải hoặc trà, cũng không nên dùng chung với các loại thuốc chứa nấm linh chi để tránh làm giảm lợi ích của nhân sâm, thậm chí là gây hại cho cơ thể.

6. Hạnh nhân: ho khan không dứt

Hạnh nhân được chia thành hạnh nhân đắng và hạnh nhân ngọt. Trong đó hạnh nhân đắng thường được sử dụng trong các hiệu thuốc và chúng cũng có độc tính riêng.

 

Còn hạnh nhân ngọt thì không độc, có tác dụng bổ phổi, giảm ho, giảm hen suyễn. Nó không chỉ có thể giúp điều trị ho mà còn làm cải thiện triệu chứng đầy hơi, táo bón. Có thể ăn hạnh nhân ngọt như một loại đồ ăn vặt, hoặc dùng nấu cháo đều mang lại hiệu quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm