Mướt mắt với vườn nhỏ xinh của "nông dân" phố thị
10 vườn quốc gia hấp dẫn nhất Việt Nam / Tự dưng chồng đem về một con chó nhỏ rồi tối nào cũng dẫn ra vườn dạo, tôi theo dõi rồi chết sững khi biết lý do
Nhiều người nghĩ ở nhà phố thì chật chội, nhà phố chật chội thế đất ở đâu để làm vườn? Cả nhà đi vắng suốt ngày, thời gian đâu để chăm cây cối. Nhưng, với nhiều gia đình, sân thượng hay ban công của những căn nhà phố là nơi tuyệt vời để chăm chút vườn cây nhỏ xinh hay đơn giản, chỉ là vài chậu hoa, cây cảnh. Không kể đến những lợi ích thu được từ "vườn trong phố" như có thêm rau xanh, trái cây hay hoa tươi, thì ít nhất, những mảng xanh trong nhà cũng có tác dụng điều hòa không khí, giúp ngôi nhà mát mẻ, khiến bạn thấy đỡ stress, ngột ngạt. Đây cũng là một cách làm cho cuộc sống "xanh" lên, đặc biệt là trong những ngày ở nhà nhiều hơn để phòng, chống dịch COVID-19.
Cách thiết kế vườn rau cho nhà phố
Có nhiều cách để làm vườn rau trên sân thượng hay ngoài ban công. Thiết kế này phụ thuộc vào diện tích, điều kiện kinh tế, sở thích… của gia đình. Để làm vườn tại gia, bạn có thể tham khảo một bước cơ bản của kiến trúc sư:
Xác định vị trí cây trồng
Bạn nên có bản thiết kế vườn để khi triển khai sẽ định hình trước được vị trí trồng của các loại cây. Việc làm này sẽ giúp cây đón được nhiều ánh sáng nhất có thể, tận dụng diện tích tối ưu, tạo lối đi thông thoáng, sân gọn gàng và đẹp, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.
Lựa chọn chậu
Ưu tiên việc tận dụng các loại chậu có sẵn trong gia đình, tiếp đến là mua các loại chậu có chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng và diện tích của vườn. Ngoài trồng trong chậu gỗ, chậu nhựa chuyên dụng, bạn có thể dùng các thùng xốp đục 1-2 lỗ thoát nước ở thành hộp (cách đáy 2-3cm) để khi tưới nước không chảy hết giữ ẩm cho cây cả ngày.
Hệ thống tưới
Hệ thống tưới tiêu cần được quan tâm hàng đầu đối với thiết kế vườn rau sân thượng hay ban công vì khu vườn gắn liền với ngôi nhà và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà bạn. Nếu cung cấp quá nhiều nước và không có hệ thống thoát nước thì phần nước này sẽ thấm vào tường, sàn nhà của bạn và ảnh hưởng đến chất lượng ngôi nhà.
Bảo vệ cây trồng
Các cây trồng trên sân thượng hay ban công cao tầng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió, nắng, mưa… Bạn có thể làm mái lưới che để vừa cung cấp ánh sáng vừa cản được dòng nước mạnh và gió to.
Chọn loại cây phù hợp
Do đặc thù sân vườn thường có gió lớn, ánh sáng nhiều và nhiệt độ cao nên việc tuyển chọn giống cây trồng sẽ giúp chúng phát triển nhanh, đem lại năng suất cao.
Một số loại cây phù hợp trong mùa thu
Theo kỹ sư nông nghiệp Trần Văn Hoan, từ tháng 8 trở đi, bạn có thể trồng các loài hoa như đồng tiền, loa kèn, cúc, huệ, lay ơn… và các loại rau: xà lách, rau diếp, cải bẹ, cải củ, cải thìa, cải ngọt, hành tỏi, rau mùi, thì là…
Để trồng cây tốt, đầu tiên, cần có đất tơi xốp. Có thể mua đất ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc tự trộn đất cùng xỉ than đập nhỏ, trấu, xơ dừa, rác mục… và một số loại phân lân vi sinh, phân trùn quế, phân hữu cơ ủ mục để trồng cây. Vì trồng cây trong chậu hoặc hộp xốp không giữ được nhiều nước và chất dinh dưỡng, bạn nên tưới nước hàng ngày cho cây; 7-10 ngày bón phân một lần để tăng dinh dưỡng cho đất.
Điều bạn cần lưu ý là phòng trừ sâu bệnh. Các loại rau thường bị sâu xám, sâu xanh, rệp, bọ nhảy phá hoại. Nếu có điều kiện, bạn có thể dựng khung rồi dùng lưới che kín ngăn không cho bướm vào khu trồng rau, không có bướm sẽ không có sâu. Nếu thấy sâu, bạn nên bắt vào tối muộn hoặc sáng sớm vì khi có nắng, sâu sẽ chui vào đất. Có thể dùng ớt, tỏi, gừng xay nhỏ lọc lấy nước, pha thêm rượu để phun trừ sâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo