Na rất bổ nhưng có 1 bộ phận cực độc nhất định phải lược bỏ khi ăn
Những thực phẩm cực độc khi nấu cùng với tỏi / Những người ăn mướp đắng sẽ cực độc
Na vốn là một loại quả lành tính, thơm ngon bổ dưỡng nên rất được nhiều người yêu thích. Trong Đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, có tính ẩm.
Quả na có tác dụng chữa đái tháo đường, tiêu khát, nhọt vú… Rất tốt cho người già lẫn trẻ nhỏ, người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên theo chuyên gia y tế, trong loại quả này có một bộ phận rất độc, đó là hạt na, thậm chí có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa nếu nuốt phải.
Hạt na là một chất độc
Độc tố trong hạt na nếu bị dính vào mắt không chỉ gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc, mà nếu sơ cứu, chữa trị không đúng còn dễ gây viêm loét giác mạc, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Không chỉ vậy, nếu bị dính trên da, nhất là dính vào vết thương hở trên da sẽ dễ dẫn đến lở loét, viêm nhiễm nặng nề, thậm chí gây hủy hoại da.
Liên quan đến độc tố trên hạt na, các chuyên gia y tế cảnh báo, độc tố trong 1 hạt na có thể giết chết 1 con côn trùng.
Ông cha ta xưa đều dùng hạt na rang lên sau đó nấu lâý nước gội đầu cho con để tiêu diệt chấy rận, chính là chất độc từ hạt na đã phát huy tác dụng.
Tuy nhiên việc làm này rất nguy hiểm không nên dùng, vì chỉ cần sơ sẩy để nước hạt na dính vào mắt sẽ gây bỏng nghiêm trọng, tổn thương mắt của trẻ.
Bên cạnh đó, cũng đã có một nghiên cứu sử dụng hạt na để tiêu diệt côn trùng, sâu bọ chuyên đục cây.
Làm gì để tránh độc từ hạt khi ăn na?
Mặc dù hạt na rất độc, tuy nhiên, trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi hạt na đã bị dập nát.
Vì vậy, khi ăn na nếu bạn vô tình nuốt phải hạt của chúng cũng không cần phải quá lo lắng đâu vì hạt na có vỏ dày và rất cứng, ngăn không cho độc tố phát huy tác dụng và sẽ được đào thải ra cùng phân nên thường không nguy hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn hết sức cẩn thận khi ăn na vì nếu chẳng may cắn dập hạt na sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là với trẻ nhỏ không nên để con tự ăn na, cần tách hạt ra khỏi thịt na ngay từ đầu để tránh trường hợp trẻ cắn và nuốt phải hạt na.
Những sai lầm khi ăn na mọi người dễ mắc phải
Ăn na còn ương
Trong các quả na chín 1 nửa đều có hàm lượng tannin cao. Khi kết hợp với các loại thức ăn khác, nó sẽ tạo ra một loại hợp chất loại trừ. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ không thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn được. Điều này vô tình tạo ra một khối bã thức ăn tích tụ trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng…
Ăn quá nhiều
Na là loại quả ngọt, giàu đường. Do đó, nếu bạn ăn nhiều sẽ gây nóng trong khiến da nổi mụn, táo bón. Vì thế, bạn không nên ăn quá 2 quả na/ngày.
Ăn không nhìn
Quả na có tính ngọt lại thường chín vào mùa mưa nên rất dễ có giòi. Do đó, bạn không nên ăn quả na có vảy trắng, nhiều vết nứt nẻ, tại vết nứt có dấu hiệu chảy nước. Bởi những quả na này rất dễ bị côn trùng độc bò vào, hoặc sinh giòi ở bên trong.
Ngoài ra, những quả na có mắt thâm đen sì, vỏ cứng nhắc, vị đã ủng cũng dễ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc nên bạn tốt nhất đừng ăn.
Người bị tiểu đường
Na có nhiều đường nên nếu bạn ăn nhiều thì sẽ khiến đường huyết tăng cao. Lâu dần, bệnh tình sẽ càng nặng. Vì thế, nếu đã bị bệnh tiểu đường thì bạn nên hạn chế hoặc tốt hơn hết là đừng ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo