Nên chườm nóng hay chườm lạnh để hạ sốt
Sốt là sự tăng nhiệt độ của tạm thời của cơ thể để đáp ứng lại với bệnh hoặc nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể con người dao động từ 36.1-37.2 độ C, thường thay đổi theo mức độ hoạt động cơ thể và thời điểm khác nhau trong ngày, buổi chiều nhiệt độ thường cao hơn nhưng nếu vượt quá 38 độ C bạn đã bị sốt. Một trong những cách để làm hạ cơn sốt tại nhà đó là chườm khăn ướt. Nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc liệu chườm khăn nóng hay chườm khăn lạnh thì hạ sốt tốt hơn?
Chườm khăn ướt có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâmChườm khăm ướt để hạ sốt.
Khi sốt, nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, việc chườm khăn là dựa theo cơ chế truyền nhiệt của cơ thể để làm giảm nhiệt độ. Chườm khăn ướt lên các mạch máu lớn của cơ thể, nhằm để nhiệt độ cao trong các dòng máu truyền sang khăn ướt có nhiệt độ thấp hơn, qua đó làm hạ sốt.
Các mạch máu lớn của cơ thể ở các vị trí là 2 bên cổ, 2 bên nách, 2 bên bẹn, nên đây là những vị trí thích hợp nhất để chườm khăn ướt chứ không phải thường vắt khăn đắp lên trán như nhiều người vẫn thường làm.
Chườm bằng đá lạnh
Chườm đá lạnh có thể giúp hạ sốt?
Nhiều người trong lo lắng khi nhiệt độ cơ thể quá cao nên đã dùng đá lạnh cho vào khăn rồi chườm lên người. Điều này không những không hạ được cơn sốt mà còn ngược lại có thể gây nguy hiểm nhất là đối với trẻ em.
Khi cơ thể thể đang nóng, việc chườm đá lạnh sẽ làm các lỗ chân lông co khít lại, giảm khả năng thải nhiệt của da. Không những vậy, nhiệt độ giữa trong và ngoài da chênh lệch quá mức gây nên bỏng lạnh, có thể dẫn đến suy hô hấp.
Chườm bằng nước nóng
Bên cạnh việc chườm đá lạnh, một số người khác lại tin rằng việc chườm nóng mới là tốt hơn, vậy là khi sốt, liền đun nước thật sôi rồi vắt khăn chườm lên người. Điều này là trái ngược hoàn toàn với nguyên tắc tỏa nhiệt của cơ thể.
Việc chườm với nước quá nóng và cao hơn nhiệt độ cơ thể, sẽ có nguy cơ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên, việc chườm khăn ướt sẽ không còn tác dụng hạ nhiệt.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để hạ sốt khi chườm khăn ướt là sử dụng nước ấm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2 – 3 độ C.
Và lưu ý rằng nên chườm vào nơi có mạch máu lớn đi qua như 2 bên cổ, 2 bên nách và 2 bên bẹn, tránh việc chườm hoặc lau khăn ướt lên vùng lưng vì đây là nơi có lớp da mỏng nhất, chườm khăn ướt sẽ làm cơ thể dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng cơ thể càng tệ hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu trước khi ngủ: Mẹo nhỏ nhưng hiệu quả bất ngờ ai cũng nên biết
Mẹo dùng quạt an toàn cho sức khỏe, tránh bị cảm khi trời nắng nóng
Tiết lộ bất ngờ trên điều khiển điều hòa giúp tiết kiệm đến 25% tiền điện, chuyên gia bật mí cách dùng đúng cách trong mùa nóng
Bí quyết vệ sinh quạt điện sạch bong không cần tháo lắp: Chỉ với một chai xịt tự chế
Mẹo sử dụng xe máy giúp tiết kiệm xăng, bền máy
10 đặc sản 'ngon quên sầu' nhất định phải thử khi ghé thăm Bình Định