Ngã khi chơi đá bóng, trẻ bị trượt cả chỏm xương đùi hai bên
Xét tuyển học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT có đảm bảo chất lượng đầu vào đại học? / Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc hóa đơn tiền điện tăng bất thường, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau hai chân, sưng đau dữ dội, đi lại đau nhiều, vận động khó khăn.
Người nhà cho biết, bé bị đau như trên sau khi bị ngã trong trận đá bóng cách đây chừng 1 tháng, tình trạng đau ngày càng tăng nên người nhà đã đưa bé vào viện khám.
Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ chẩn đoán: bệnh nhi bị trượt chỏm xương đùi cả hai bên vô cùng hiếm gặp. Bệnh nhi cần được phẫu thuật điều trị sớm để giải phóng cơn đau cũng như hạn chế nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi về sau.
Trong lúc mổ, các bác sĩ tiến hành dùng bàn kéo chỉnh hình, nắn chỏm xương đùi hai bên, cố định chỏm xương đùi bằng 1 vis được kiểm tra dưới màn tăng sáng. Sau đó, bó bột đùi bàn chân hai bên.
Theo các bác sĩ, trượt chỏm xương đùi thường xảy ra với tỷ lệ 1/10.000, hiếm khi bị cả hai bên (khoảng 20%). Thường xảy ra ở những trẻ từ 10 - 16 tuổi (bé trai thường bị hơn bé gái). Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thường là: trẻ béo phì, trẻ mắc các bệnh về nội tiết, bệnh về chuyển hóa…
Khi mắc bệnh, chỏm xương đùi sẽ trượt xuống dần dần làm cho máu nuôi chỏm thiếu sẽ gây ra hoại tử chỏm, hư chỏm xương đùi. Nếu không điều trị trẻ sẽ không thể đi lại được, khớp háng bị hư và sẽ phải thay chỏm xương đùi sớm.
Khi phát hiện, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ theo dõi, điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là nắn chỏm xương đùi lại ở vị trí cơ thể học và cố định chỏm không trượt thêm, giúp cho chỏm phát triển tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo