Ngô luộc rất tốt nhưng 5 nhóm người dưới đây cần cẩn trọng khi ăn
Tuổi thọ của thực phẩm trong tủ lạnh mẹ cần nắm rõ để tránh gây hại sức khỏe cả nhà / Dùng tủ lạnh thế này tương đương với việc "ăn" vi khuẩn, tổn hại sức khỏe không ngờ
Ngô (hay bắp) là loại hạt ngũ cốc phổ biến trên khắp thế giới và đã được đưa vào các bữa ăn trong nhiều thế kỷ qua. Ngô là loại thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin cũng như các loại khoáng chất. Ngô tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Vậy, ai không nên ăn ngô luộc?
Thành phần dinh dưỡng của ngôBài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, ngô chứa nhiều tinh bột và chứa nhiều chất xơ, vitamin cũng như khoáng chất. Ngoài ra, nó cũng chứa tương đối ít protein và chất béo.
Một cốc (tương đương 164 gam) ngô ngọt vàng chứa:
Lượng năng lượng: 177 calo
Carbs: 41 gram
Chất đạm: 5,4 gam
Chất béo: 2,1 gam
Chất xơ: 4,6 gam
Vitamin C: 17% giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV)
Thiamine (vitamin B1): 24% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Folate (vitamin B9): 19% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Magie: 11% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Kali: 10% giá trị khuyến nghị hàng ngày
Hầu hết lượng carbs trong ngô đến từ tinh bột - có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, tùy thuộc vào lượng bạn ăn. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là do chứa nhiều chất xơ nên ngô cũng rất nhanh chóng có thể điều hòa được lượng đường máu đó.
Do thành phần dinh dưỡng ấn tượng của ngô, hầu hết mọi người có thể được hưởng lợi từ việc ăn ngô và bỏng ngô nguyên hạt như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Đây cũng là loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten và những người cần hạn chế gluten có thể ăn được.
Mặt khác, các sản phẩm ngô chế biến có thể không nhiều dinh dưỡng, bởi dầu tinh luyện, xi-rô và ngô chiên làm mất chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng khác trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đã qua chế biến có nhiều muối, đường hoặc chất béo bổ sung.
Ngô luộc rất tốt nhưng không phải ai cũng ăn được.
Báo Lao động dẫn nguồn Baidu cho biết, những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Người lao động chân tayNhững người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít, vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.
Người giàCùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Người đang thiếu canxi, sắtLượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
Nửa đêm bàng hoàng: Mẹ chồng xông vào phòng, ôm chặt cháu nội và thốt lên câu nói khó tin
Tử vi ngày 22/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đón tin vui, Mão nên cẩn trọng
Căn hộ giá 4 tỷ mà mẹ chồng cho trở thành ác mộng và tôi chỉ ở được 3 ngày đã phải 'bỏ của chạy lấy người'
Chồng lắp camera khắp nhà chỉ vì nghe một câu nói về mẹ vợ khiến tôi phẫn uất viết đơn ly hôn
Hoảng hốt khi thấy cánh hoa nổi lềnh bềnh trong bát canh, tôi lao vào nhà tắm và phát hiện ra sự nhầm lẫn tai hại của mẹ chồng!