Ngồi quá nhiều có hại cho sức khỏe như thế nào?
Những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng / 7 thói quen kích thích trẻ dậy thì sớm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, bố mẹ nên kiểm soát ngay
Sau đây là một số hậu quả của việc ngồi nhiều mà bạn cần lưu ý.
Các vấn đề về hông và khớp
Ảnh minh họa
Cơ gập hông rút ngắn khi bạn ngồi trong nhiều giờ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về khớp háng. Nó cũng có thể gây ra vấn đề với lưng, đặc biệt nếu một người ngồi với tư thế sai hoặc không sử dụng ghế được thiết kế công thái học (thiết kế thoải mái, an toàn, bảo vệ sức khỏe). Ngay cả khi bạn tập thể dục nhưng ngồi một chỗ trong nhiều giờ, bạn vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hội chứng chuyển hóa.
Cơ chân và cơ mông
Ngồi trong nhiều giờ có thể dẫn đến sự suy yếu cơ chân và cơ mông. Cơ chân rất quan trọng cho việc đi lại và ổn định cơ thể của chúng ta. Nếu các cơ này trở nên yếu, bạn có nhiều khả năng bị ngã khi tập luyện thể thao.
Tổn thương tim
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học nhận thấy trong nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người lái xe quá cảnh - những người hầu như ngồi cả ngày trên xe và nhóm thứ hai gồm những người dẫn đường hoặc lính canh - những người luôn luôn đứng hoặc di chuyển. Mặc dù chế độ ăn uống và thói quen cuộc sống của hai nhóm nghiên cứu này là như nhau, nhưng những người ngồi nhiều có khả năng mắc bệnh tim cao gấp đôi so với người di chuyển hoặc đứng.
Các vấn đề về trao đổi chất
Việc di chuyển cơ thể giúp ích cho tiêu hóa chất béo và đường. Khi chúng ta ngồi nhiều, tiêu hóa không hiệu quả nên cơ thể giữ lại các chất béo và đường, dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Loãng xương
Ảnh minh họa
Hạn chế vận động, ngồi nhiều sẽ gây ra hội chứng xương yếu, giòn, thoái hóa xương và dễ gãy. Thường gặp nhất ở những người làm việc văn phòng. Nguyên nhân là do xương bị mất khoáng chất, đặc biệt là canxi.
Đối với những người trên độ tuổi 35, xương bắt đầu suy giảm mật độ nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung canxi cần thiết. Lượng canxi dự trữ trong xương sẽ được sử dụng thay thế và dẫn tới tình trạng mất xương, loãng xương và thậm chí là gãy xương.
Ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi trong nhiều giờ làm tăng khả năng phát triển một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư tử cung và ruột kết.
Ngoài ra, ngồi quá nhiều gây ra một số rủi ro bao gồm béo phì, huyết áp cao, mỡ thừa quanh eo và mức cholesterol tăng cao, nghiêm trọng hơn là tử vong do các bệnh về tim mạch.
Làm thế nào để di chuyển nhiều hơn?
Ảnh minh họa
Duy trì hoạt động làm tăng mức năng lượng tổng thể, sức bền và tăng cường sức mạnh của xương. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đơn giản là đứng thay vì ngồi.
- Cứ 30 phút nghỉ ngơi một lần và tránh xa việc ngồi nghỉ. Hãy đứng dậy và đi loanh quanh trong nhà hoặc nơi làm việc.
- Đi bộ khi bạn nói chuyện điện thoại hoặc khi xem tivi.
- Sử dụng loại bàn chuyển đổi giữa đứng và ngồi.
Thực hiện tất cả các bước nhỏ này sẽ dẫn đến giảm cân, tăng mức năng lượng và giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc