Người có trí tuệ sáng suốt nhất định phải thủ vững 3 điều này
Hạnh phúc là cưu mang sự sống / Nhìn vân cổ tay có thể biết 'phúc dày nhiều lộc' hay 'phận mỏng bôn ba'
Thủ ngu: Quân tử đức cao diện mạo như kẻ khờ
“Quân tử thịnh đức dung mạo như ngu” (Người quân tử có đức hạnh đủ lớn nhưng dung mạo như kẻ ngu si đần độn).
Triết học của Lão Tử là triết học coi trọng sự khiêm tốn với chủ trương “Hòa quang đồng trần” (Hòa ánh sáng lẫn với thế tục). Người thực sự thông minh là người không để người khác thấy được tài năng xuất chúng của mình một cách dễ dàng mà là ẩn giấu nó bên trong.
Trong tác phẩm Sử Kýcó ghi, tuổi trẻ của Khổng Tử đi bái kiến Lão Tử, Lão Tử đã nói một câu kinh điển nổi tiếng: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. Ý rằng bậc cao nhân thì không khoa trương về bản sự của mình, cũng như một thương nhân giỏi có đầu óc thanh tỉnh thì luôn biết cất giữ hàng hóa của mình không cho đạo tặc bên ngoài biết. Khoa trương bản thân cũng như khoe khoang hàng hóa của mình sẽ chỉ dẫn đến sự chú ý của người khác, tự rước hoạ vào thân.
Một người quân tử có đầy đủ phẩm hạnh sẽ luôn hiểu được đạo lý, biết ẩn giấu bản sự của mình vào trong. Còn bề ngoài thì lại khiến cho người khác giống như một người ngốc nghếch khờ khạo. Nguyên nhân bởi người thông minh thường dễ nhận sự đố kỵ, công kích từ người khác.
Thủ tĩnh: Gặp việc lớn nhất định phải có tĩnh khí
Lão Tử nói:“Thục năng trọc dĩ trừng? Tĩnh chi từ thanh”. Tạm dịch: Ai có thể làm nước đục trong trở lại ngoài cách tĩnh lại từ từ. Như vậy, mỗi khi đối diện với đại sự ắt phải có tĩnh khí.
Một ly nước vẩn đục chỉ có dựa vào cách lắng đọng lại từ từ thì mới có thể khiến nó dần trong trở lại. Tâm của con người cũng lại như thế, khi tâm người không tĩnh giống như cốc nước vẩn đục mà quan sát mọi việc thì sẽ chẳng thể nhìn thấu được vạn sự thế nhân, lý cũng không thuận. Chỉ khi tâm như nước trong suốt, như gương mới soi rọi vạn sự vạn vật, mới thấy rõ mọi sự tình.
Trong“Đạo Đức Kinh”viết:“Tĩnh vi táo quân”, ý nói tĩnh chính là chủ thể chỉ huy sự vận động. Tĩnh có thể khắc chế được tính khí nóng nảy, manh động của con người, giúp con người dần dần khôi phục được lý trí của mình. Một người có tính khí trầm tĩnh và một người có tính khí nóng nảy ở với nhau, ắt người có tĩnh khí sẽ luôn chiếm ưu thế thượng phong.
Thủ nhu: Mềm mỏng thắng cương cường
Tương truyền khi mừng thọ Lão Tử 80 tuổi, có rất nhiều người đến chúc mừng, mọi người đều hồ hởi hỏi bí quyết trường sinh của ông. Lão Tử không nói lời nào mà chỉ mở to miệng cho mọi người xem, mọi người thấy vậy đều không hiểu hàm ý làm sao? Lão Tử mới giải thích: “Răng cứng nhưng nay đã chẳng còn, mềm mỏng như lưỡi lại còn như nguyên. Đây chính là đạo lý mềm mỏng thắng cương cường”.
Nước chảy đá mòn, nước kia tuy mềm nhưng xuyên thủng được đá. Vậy nên mềm mỏng chính là đại sức mạnh, trên đời này không có thứ gì có thể mềm hơn nước và lại có thể mạnh hơn nước, nước có thể khắc chế được những thứ cứng rắn nhất trên đời.
Cuộc sống vốn dĩ rất giản đơn, bậc cao nhân có trí huệ thì đều biết chọn cho mình một cuộc sống trí huệ đơn giản nhất.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài