Người già, bệnh nền mắc Covid-19 có nên uống thuốc “đặc trị” để không trở nặng?
Dấu hiệu trẻ mắc MIS-C sau khi nhiễm COVID-19 / Bao lâu sau khi hồi phục COVID-19 thì nên mang thai?
Trong tháng 2 vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước, gồm: Thuốc Molnupiravir 200mg của Công ty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400mg của Công ty TNHH Liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, Molnupiravir được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tớisức khỏedo nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.
Mặc dù Bộ Y tế và chuyên gia y tế đã có khuyến cáo, nhưng hiện nay nhiều nhà vẫn tích trữ các loại thuốc Molnupiravir, Favipiravirvới tâm lý để yên tâm vàsử dụng nếu cảm thấy bệnh tiến triển nặng lên.
Từ hơn một tháng trước, anh Đ.T.H, ở Bách Khoa, Hà Nội đã tìm mua bằng được các loại thuốc kháng virus Molnupiravir, Favipiravirđể sẵn trong nhà. Thậm chí anh còn lùng sục mua các loại thuốc điều trị virus "xách tay" từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam nhưArbidolthành phần là Umifenovir,Areplivirthành phần là Favipiravir vì thấy mọi người kháo nhau cácthuốc này có hiệu quả cao trong phòng và điều trị Covid-19.
Còn anh N.V.T ở Hà Đông, Hà Nội có bố mẹ già, nên từ lâu anh cũng đã chuẩn bị cho bố mẹ mỗi người một túi thuốc phòng trường hợp mắc Covid-19. Trong túi thuốc, ngoài các loại thông thường như sát khuẩn, xịt họng betadine, nước muối sinh lý 9%o… anh còn mua đủ các loại thuốc chống đông, Molnupiravir, Favipiravir, “thuốc xanh”, “thuốc đỏ” trị Covid-19 đang được săn lùng trên mạng với giá vài triệu đồng/viên.
Anh T khẳng định, anh đã chứng kiến nhiều gia đình bạn bè,nhờ thuốc này màbố mẹ già của họ dù có bệnh nền nặng cũng đã khỏi Covid-19 dễ dàng. Nếu bố mẹ anh chẳng may mắc Covid-19, anh sẽcho các cụ uống ngay để phòngbệnh tiến triểnnặng hơn.
Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng mà phải có chỉ định, tư vấn của bác sỹ
Theo cơ quan y tế và các chuyên gia, Molnupiravir có khá nhiều tác dụng phụ, chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ. Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) cũng đã khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19. Cụ thể, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, ngay cả khi đã tiêm vaccine, luôn có những đối tượng có nguy cơ bệnh nặng, tử vong cao hơn, đặc biệt là nhóm người tuổi cao và có các bệnh nền về chuyển hóa. Mặc dù phần lớn mọi người sẽ không cần phải dùng tới thuốc kháng virus trong quá trình điều trị do chỉ cần đủ thời gian để hệ miễn dịch nhận biết và đào thải virus, nhưng các chỉ thị tiên lượng bệnh nặng mà chúng ta đã biết hiện nay chưa nhiều để có thể khẳng định chắc chắn chiều hướng tiến triển của bệnh.
“Các thuốc kháng virus chúng ta đang có đều phải sử dụng vào giai đoạn sớm thì mới có hiệu quả, nhưng không phải ai cũng có các biểu hiện nặng vào giai đoạn sớm. Vì thế nên theo nguyên tắc thì chúng ta luôn phải cân nhắc cán cân lợi ích - nguy cơ trước khi quyết định có sử dụng thuốc kháng virus không”- Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.
Theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh, người có tuổi, sức khỏe yếu, có bệnh nền mà nằm trong nhóm ít bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc thì nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Các thuốc này đều có các tác dụng phụ, chống chỉ định hoặc nguy cơ tương tác thuốc cần phải lưu ý, nên người bệnh không nên tùy tiện sử dụng mà phải có chỉ định, tư vấn kỹ càng từ bác sỹ mới được dùng thuốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được