Người giả tạo luôn luôn thể hiện mình là người có đạo đức, muốn phô trường cho thiên hạ thấy mình nổi bật. Một người có đạo đức thật sự chính là người luôn nghiêm khắc với bản thân kể cả khi có một mình, họ luôn sống mà không vì hư vinh.
1. Giúp người nhưng không vô tư
Những kẻ sống giả tạo, tiểu nhân khi giúp đỡ một ai đó thì họ luôn muốn đổi lại bản thân phải có một thứ gì đó. Với họ giúp đỡ người khác không phải là một việc tốt mà là thủ đoạn để chuộc lợi. Trên đời này nếu như việc giúp đỡ người khác nhằm tạo danh tiếng tốt, tranh thủ lấy cớ kết giao với người khác thì việc giúp đỡ đã bị biến tướng, không còn đúng với nghĩa ban đầu nữa.
Tốt nhất nên tránh xa những loại người này bởi họ sẽ nghĩ cái lợi trước mắt mà quên hết đi tình nghĩa thâm giao. Sống ở đời làm việc tốt là không mong báo đáp, bởi đã ham lợi thì chắc chắn tốt nhất đừng nên làm ơn.
2. Có đạo đức nhưng lại muốn thể hiện mình khác biệt
Người giả tạo luôn luôn thể hiện mình là người có đạo đức, muốn phô trường cho thiên hạ thấy mình nổi bật. Một người có đạo đức thật sự chính là người luôn nghiêm khắc với bản thân kể cả khi có một mình, họ luôn sống mà không vì hư vinh.
Người muốn thể hiện mình trước đám đông chung quy không hẳn là xấu nhưng chắc chắn là người khó để kết giao làm bạn bè cùng đồng hành với nhau lâu dài.
3. Làm việc thiện, giúp đỡ người khác nhưng muốn hơn người
Làm việc thiện nhưng trong lòng lại muốn hơn người ở đây chính là những kẻ ngụy quân tử. Bởi làm việc tốt là tín ngưỡng, giúp tâm an bình, thoải mái. Để bản thân và người khác thấy giữa xã hội tấp nập thì vẫn có những người tử tế làm điều tốt.
Làm việc hiện là để bản thân được vui vẻ, hạnh phúc cứ không phải để nâng cao tên tuổi, tích lũy danh vọng.
Theo Truy Nguyệt/Khỏe & Đẹp