Người quân tử xét lại bản thân mình, kẻ tiểu nhân thường 'than trời oán đất'
Biết đủ một chút, hạnh phúc sẽ đong đầy hơn / Luận về 'số mệnh' của mỗi người
Làm một người can đảm đối mặt với khó khăn
Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.” ý nói, kẻ biết người là khôn, kẻ biết mình là sáng, thắng người là kẻ có sức, tự thắng mình là kẻ mạnh.
Khốn cảnh không đáng sợ mà điều đáng sợ chính là mất đi lòng tự tin, mất đi ý chí của bản thân. Trong cuộc sống, phần lớn mọi việc đều không được như ý người mong muốn, cho nên ở vào hoàn cảnh khốn khó càng cần mọi người phải tự tán thưởng mình, khích lệ mình, tin tưởng vào chính mình, khẳng định mình. Làm được như vậy, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, sinh mệnh của chúng ta có một sức sống mới, khiến cho mỗi ngày, chúng ta đều là một sinh mệnh mới.
Mỗi người đều là riêng biệt, không giống với người khác, có vẻ đẹp riêng, ưu điểm riêng. Cuộc sống vốn là xinh đẹp như vậy, bầu trời vốn là trong xanh như vậy, điều cần thay đổi không phải là hoàn cảnh mà chính là tâm thái của bản thân mình.
Làm một người tự soi xét lại bản thân
Tự soi xét lại mình chính là kiểm điểm sâu sắc lỗi lầm của bản thân mình, hơn nữa tự trách mình còn là lời xin lỗi đối với người khác. Khi giữa người với người phát sinh mâu thuẫn, xung đột, chỉ có tự xét lại, áy náy và tự trách mình mới có thể hóa giải được mâu thuẫn, biến mâu thuẫn thành tường hòa, biến “chiến tranh thành tơ lụa”. Vì vậy trách người không bằng tự trách mình.
Người quân tử xưa nay đều tự xét lại bản thân mình, kẻ tiểu nhân không nhìn lại bản thân mình mà thường xuyên oán trời trách đất, trách người, trong lòng tràn đầy bực tức.
Một chính nhân quân tử, thường xuyên tìm những thiếu sót ở bản thân mình mà không trách cứ người, khi đó người ấy dù không tu đạo nhưng đã ở trong đạo rồi.
Tại thời điểm có phát sinh mâu thuẫn, bạn sẽ chỉ trích khuyết điểm vàsai lầmcủa người khác hay là tự nhìn nhận lại thiếu sót của bản thân mình?
Từ cách ứng xử của mỗi người mà chúng ta có thể nhìn ra cảnh giới tu dưỡng của người đó, từ đó có cơ sở để phân biệttiểu nhân và quân tử.
Người ta vẫn thường hay nói “Tại anh tại ả tại cả đôi bên”, hay là “Không có lửa làm sao có khói”, cho nên trong cuộc sống bất luận là mâu thuẫn nào giữa hai người thì cũng không thể xuất phát từ một phía. Kỳ thực, hai bên có liên quan đều cần phải xem xét lại bản thân mình.
Trong “Luận Ngữ” của Khổng Tử có nhiều chỗ viết về vấn đề trách người- trách mình, nhằm so sánh giữatiểu nhân và quân tử:“Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”, (Tạm dịch: Người quân tử trách mình, tiểu nhân trách người),
Khổng Tử cho rằng, người mà nghiêm khắc với bản thân và khoan dung độ lượng với người khác thì mới có thể tránh xa được oán hận cùng thị phi. Sự khác biệt giữa người thường và bậc thánh hiền chính là ở chỗ trách người hay trách mình, đó cũng là điểm để Đức Khổng tử định danh vềtiểu nhân và quân tử.
Khi phát sinh mâu thuẫn trong mối quan hệ nhỏ giữa người với người, hay nói rộng ra là mối quan hệ lớn hơn là giữa các quần thần, quốc gia, nếu như hai bên đều tự nhìn lại mình thì bất luận là mâu thuẫn nào đi nữa cũng không khó giải quyết. Còn nếu như chỉ trách cứ đối phương, không soi xét lại bản thân mình thì sẽ càng ly gián, oán hận càng tích càng sâu, thậm chí mâu thuẫn trở nên kịch liệt và phá tan mối quan hệ giữa đôi bên.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 28/1, 3 con giáp sau đây sẽ mở ra thời kì đỉnh cao của cuộc đời, may mắn ập đến bất ngờ
5 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam: Có diện tích 720km2 và nằm trong diện bảo tồn thuộc 3 tỉnh
Cuối tháng 1, những sự kiện vui vẻ sẽ đến với 4 con giáp sau, tình duyên thắm nồng, sự nghiệp ‘lên hương’
Bí quyết giúp bạn chọn Phật thủ đẹp, rước lộc may mắn cả năm
Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
Chỉ cần một bát nước này khi giặt giúp đánh bay mọi vết bẩn trên ga giường, ga sạch thơm, mềm mại đến ngỡ ngàng