Đời sống

Người Việt hay ăn mì chính: Chuyên gia chỉ cách dùng không sinh độc, an toàn cho sức khỏe cả gia đình

Sử dụng mì chính đúng liều lượng, đúng cách sẽ giúp món ăn có hương vị thơm ngon, tránh gây hại sức khỏe.

Phụ nữ sau 30 bị suy giảm estrogen nên nhanh già, xuống sắc: Chuyên gia khuyên nên ăn 9 món / Nằm nghiêng bên trái mỗi ngày: Cách khôn ngoan giúp chữa nhiều bệnh và nâng cao sức khỏe

Mì chính(còn gọi là bột ngọt) là muối của axit glutamic - có tác dụng trong việc truyền tín hiệu thần kinh. Mì chính là một loại gia vị phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên tế giới.

Sử dụng mì chính cũng giống như các loại gia vị khác như muối, đường... cần phải dùng đúng cách, đúng liều lượng để không gây hại sức khỏe. Khi dùng mì chính, chúng ta cần tránh những điều sau:

Lạm dụng mì chính

mi-chinh-01

Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết dùng quá nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều mì chính, gan, thận do phải làm việc cật lực để đào thải các độc chất axit amin có trong mì chính. Việc này có thể gây suy yếu, rối loạn chức năng gan, thận.

Còn theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia), đối với những người có cơ đại quá mẫn cảm nếu ăn nhiều mì chính có thể gây ra chóng mặt, hồi hộp, tê mỏi chân tay...

Từ năm 1970, tổ chức JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa khuyến cáo chỉ nên dùng 0-120mg mì chính/kg thể trọng mỗi ngày. Điều này có nghĩa là người có cân nặng 50kg thì có thể dùng 6g mì chính/ngày.

Dùng mì chính ở nhiệt độ cao

BS Lâm cho biết, khi nấu ở nhiệt độ trên 260 độ C và nấu trong thời gian dài sẽ khiến mì chính và tất cả các đồ ăn thông thường khác bị chuyển hóa sang một chất khác, có thể không tốt cho người ăn.

 

Nêm mì chính trong lúc đang nấu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng hóa học khiến mì chính chuyển hóa thành natri pyroglutamic axit. Chất này khi đi vào cơ thể có thể gây hại sức khỏe.

Do đó, bạn không nên nêm mì chính ở nhiệt độ cao. Hãy nấu chín thức ăn, bắc ra khỏi bếp rồi mới nêm mì chính. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70-90 độ C.

mi-chinh-02

Nêm mì chính và các món nguội

Mì chính rất khó tan ở nhiệt độ thấp. Nếu nêm vào đồ nguội thì mì chính sẽ không tan, khiến món ăn không ngon. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể hòa tan mì chính với một chút nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn.

Nêm mì chính vào các món ăn chua

 

Các món ăn chua thường có độ axit cao. Mì chính lại không dễ hòa tan trong môi trường axit nên việc nêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt có chứa giấm, chanh là một sai lầm.

Nêm mì chính vào các món ngọt

Không nên thêm mì chính vào các món ăn như cà chua, tôm... vì sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của món ăn.

mi-chinh-03

Cho trẻ nhỏ dùng mì chính

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cho biết, đến nay chưa có bằng chứng hoàn thiện cho thấy mì chính có thể kích thích, gây độc khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, người lớn cần chú ý khi sử dụng loại gia vị này với các món ăn của trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé dưới 2 tuổi.

 

Theo vị chuyên gia này, vị giác của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên phụ huynh cần thận trọng khi nêm nếm gia vị vào đồ ăn. Trẻ vốn yêu thích vị ngọt. Nhiều trẻ ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn với các món được nêm mì chính; còn khi không có mì chính thì bỏ ăn. Điều này có thể khiến cha mẹ lạm dụng loại gia vì này trong nấu nướng.

Ngoài ra, mì chính là một chất có chứa natri. Vì vậy, chuyên gia cảnh báo người cao tuổi, người bị cao huyết áp, người bị phù thũng nên cẩn trọng khi sử dụng mì chính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm