Ngưỡng mộ nữ sinh 2 lần trở thành Thủ khoa trường ĐH Thủy Lợi
Nữ sinh lớp 8 ở TPHCM mất tích nhiều ngày qua / Nữ sinh Sài Gòn mang vẻ đẹp idol Kpop, có nhiều fan ở Trung Quốc, Hàn Quốc
Sở hữu một thân hình nhỏ nhắn, nụ cười tươi và cách ăn mặc khá giản dị, Hiền khiêm tốn kể, “thông tin này em mới biết được trong lễ vinh danh tốt nghiệp, em thấy vui mừng và rất bất ngờ trước kết quả may mắn như vậy”.
Theo Hiền, thủ khoa là một danh hiệu để ghi nhận những nỗ lực và sự cố gắng trong học tập và nghiên cứu tại trường. Bản thân em thấy, dù có là thủ khoa hay không vẫn cần luôn khiêm tốn, ham học hỏi và không ngừng trau dồi rèn luyện để nâng cao kiến thức.
“Có thể ngày hôm nay em là thủ khoa, nhưng ngày mai sau khi bước chân ra khỏi cổng trường Đại học Thủy lợi em cũng chỉ là hạt cát so với xã hội ngoài kia. Điều quan trọng là dám mạnh dạn vượt ra vòng an toàn của bản thân để thử thách chính mình. Đây là bước khởi đầu cho một hành trình mới trên con đường lập thân, lập nghiệp và đóng góp trí tuệ xây dựng và phát triển cho xã hội”.
Nữ sinh Nguyễn Thị Hiền là cô con gái thứ 2 trong gia đình ba anh em ở Hà Đông, Hà Nội. Bố mẹ đều tham gia kinh doanh và không ai làm việc liên quan lĩnh vực mà Hiền theo học. Tuy nhiên, cô nữ sinh nhỏ nhắn ấy đã biến khó khăn thành động lực để đi lên khi quyết định theo học ngành Kỹ thuật Môi trường – một ngành khoa học nhẽ ra chỉ có con trai mới thích học.
Chia sẻ về lý do chọn ngành học ‘nặng” và khô khan này, Hiền kể, từng học lớp chuyên Sinh, trường THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông (Hà Nội) nên đã sớm nhận thức được vấn đề môi trường toàn cầu và ngành học mới cần nhiều nhân lực nên em đã quyết định theo học dù biết sẽ có rất nhiều vất vả đối với một người con gái “chân yếu tay mềm”.
Tuy là nữ giới nhưng Hiền luôn lạc quan và chưa bao giờ ngại ngành kỹ thuật; “so với các bạn nam trong lớp, em thường cẩn thận, tỉ mỉ và chăm chỉ hơn. Đó là lí do giúp em nắm bắt kiến thức nhanh, chắc và đạt điểm số cao một cách dễ dàng.
Thế nhưng với đặc thù trường kỹ thuật, sống cùng với nhiều bản vẽ, sơ đồ thì điều này lại là cản trở của em. Vì em thấy mình hơi hạn chế hơn trong việc tưởng tượng hình học không gian của các bản vẽ, sức khỏe yếu hơn là một điểm bất lợi trong quá trình đi công trường, lấy số kĩ thuật từ nhà máy... Những lúc như vậy Hiền luôn tự động viên cố gắng mỗi ngày một chút vì đó là con đường đam mê Hiền đã chọn.
Để có được thành tích đáng nể ngày hôm nay, nữ sinh Nguyễn Thị Hiền đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong vòng 5 năm qua. Bí quyết học tập tốt chính là yêu ngành mình học. Dù ở ngành kỹ thuật hay bất kì ngành nào, cũng cần phải yêu thích, đam mê từ đó thúc đẩy bản thân ham học hỏi và chăm chỉ nghiên cứu.
Mỗi bạn có cách học khác nhau để đạt hiệu quả cao, tuy nhiên Hiền vẫn nghĩ mấu chốt chính là việc đặt ra mục tiêu, thời gian biểu chi tiết cho bản thân, tự ép mình vào khuôn khổ là điều cần thiết cho thành công. Mặc dù vậy, để học tốt, cần gắn kiến thức mình học vào thực tế, tìm ra sự phù hợp của các giải pháp khi áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Nhờ sự nghiêm khắc, kỉ luật với bản thân mà Nguyễn Thị Hiền liên tiếp 5 năm đạt điểm học tập xuất sắc và cũng là thành viên tích cực của đội bóng đá nữ Đại học Thủy Lợi cùng nhiều hoạt động thể thao, thiện nguyện vì cồng đồng.
Đặc biệt, cô nữ sinh ấy đang sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học đáng mơ ước so với bạn bè cùng trang lứa. Tính đến nay, Hiền có 4 đề tài nghiên cứu về xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất và sinh hoạt.
Đồng thời, liên tiếp 3 lần được trình bày đóng góp tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế "International Symposium on Lowland Technology 2018"; hội thảo "Seminar giao lưu khoa học thanh niên 2018" và hội thảo khoa học trẻ “ NIES – International Forum on sustainable future in Asia “Green Approach to Landfill Leachate Treatment Uising Biocoagulants Extracted from Moringa Oleifera Seeds”.
Tuy mới chỉ là sinh viên, nhưng Nguyễn thị Hiền đã được đăng bài công bố đề tài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành ISLT quốc tế về “Loại bỏ Đồng ra khỏi nước bằng cách đốt điện cực nhôm: thiết kế dạng hộp để tối ưu hóa và nghiên cứu động lực học”.
Chia sẻ về những thành tích này, Nguyễn Thị Hiền khiêm tốn, em thích tìm hiểu các vấn đề ô nhiễm nguồn nước rồi xây dựng thành các đề tài nghiên cứu có tính khả thi. Sau những giờ trên lớp em thường tự đi tìm các nguồn nước ở sông, kênh, mương, nước thải công nghiệp… mang về để nghiên cứu các phân tử trong nước. Từ đó sẽ thấy được chất lượng nước ở từng địa bàn đó có đảm bảo hay không và em đưa nó vào các đề tài nghiên cứu của mình.
Dự định sau khi tốt nghiệp Hiền sẽ tìm học bổng du học, học tiếp lên thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn. “Bản thân em muốn được học tập tại nước ngoài để tiếp cận với những kỹ thuật xử lý nước tiến tiến; được làm việc với các Giáo sư và học hỏi các giải pháp cải thiện môi trường sống cho Việt Nam được tốt hơn”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến