Đạm là một chất giàu dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất đạm là một sai lầm trong ăn uống nhiều người mắc phải. Nó là nguyên nhân chính dẫ đến bệnh sỏi thận
Sai lầm trong ăn uống thường gặp là thói quen sử dụng lượng protein trong khẩu phần ăn. Protein (đạm) là thành phần cơ bản của tế bào, yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Đạm rất cần thiết trong sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể, do đó đáp ứng nhu cầu về đạm là vô cùng quan trọng.
Thiếu hụt đạm sẽ dẫn đến cơ thể chậm tăng trưởng suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng nhiều tuyến nội tiết, suy giảm miễn dịch, tăng tần suất nhiễm trùng. Tuy nhiên thừa đạm cũng vô cùng nguy hiểm.
Nhiều người chỉ cho rằng ăn nhiều đạm sẽ béo phì. Đó chỉ là bề nổi của một tảng băng. Ăn nhiều đạm động vật có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Khi cơ thể bị nạp quá nhiều đạm, áp lực lọc cầu thận bị tăng cao, gây mất nước, toan chuyển hóa.
Lúc này, cơ thể phải huy động canxi từ xương để tạo thành phốt-phát can-xi, nhằm kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì canxi bị lấy từ xương nhiều, có thể dẫn đến xốp xương, loãng xương. Đồng thời khi canxi được lấy để cân bằng độ toan kiềm trong máu, chúng sẽ được đào thải qua thận. Quá trình này kéo dài dẫn tới việc lắng đọng, gây sỏi thận, theo ghi nhận của báo Vnexpress.
Số liệu phân tích của bộ phận dinh dưỡng phòng khám Cây Thông Xanh cho thấy, ở nhóm trẻ 6 tháng đến 5 tuổi, có tới 91% các bà mẹ hiện cho trẻ ăn đạm cao hơn so với nhu cầu cơ thể, chủ yếu ở nhóm dưới 3 tuổi. Trung bình tỷ lệ protein trẻ nạp vào hằng ngày qua đường ăn uống ở nhóm trẻ đến khám là 260% so với nhu cầu cơ thể có thể dung nạp, nghĩa là cao hơn 2,6 lần so với khả năng hệ tiêu hóa và thận của trẻ có thể hấp thu. Cá biệt, có trẻ được mẹ cho ăn đạm gấp 4 lần so với khả năng có thể hấp thu.
Theo bác sĩ nhi khoa Vũ Thị Thúy Lan, Phòng khám Cây Thông Xanh, phần lớn các trẻ được cho ăn đạm quá nhiều là con của nhóm bà mẹ cho con ăn theo kiểu Nhật, đi kèm với uống sữa bột công thức có hàm lượng đạm cao. Lượng đạm trẻ thu nạp qua đường thức ăn ở nhóm trẻ này thường đạt 100-150% so với nhu cầu cơ thể.
Lượng đạm nạp thêm từ sữa bột công thức đẩy tỷ lệ quá tải đạm lên cao. Điều tất yếu thường thấy ở nhóm trẻ này là thường xuyên bị tiêu chảy mà không rõ nguyên do, phân nặng mùi, trẻ chán ăn hoặc ăn nhiều mà không lên cân.
TS. Phillips cho biết :“Mỗi ngày, một người cần bổ sung khoảng 0,8gr protein trên 1kg cân nặng, tương đương khoảng 45gr đối với phụ nữ và 55gr đối với nam giới”, “một chế độ ăn uống cân bằng đã có thể đáp ứng nhu cầu này”.
Những người đang trong quá trình hồi phục hậu phẫu thuật, người ốm hoặc phụ nữ mang thai cần lượng protein nhiều hơn khoảng 6gr/ngày – lượng protein trong một quả trứng. Một số nghiên cứu còn cho rằng người cao tuổi cũng nên bổ sung lượng protein cao hơn một chút để duy trì cơ bắp.
Sự kết hợp gữa protein với một số chất dinh dưỡng khác sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và duy trì năng lượng bền vững. Theo TS. Phillips, cần luôn luôn ăn kèm thực phẩm chứa protein với thực phẩm carbohydrate, chẳng hạn như bánh sandwich pho mát, theo Healthplus.
Theo Lê Liên/VietQ