Đời sống

Nguy hiểm khi cơ thể mất nước

Nếu để cơ thể mất nước thường xuyên bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe mà không phải ai cũng biết đâu nhé.

Thả một que diêm đang bốc cháy vào bồn cầu: Công dụng tuyệt vời nhà nào cũng cần / Trộn kem đánh răng với muối: Mẹo nhỏ nhưng cả nam và nữ đều thích, giúp tiết kiệm tiền triệu mỗi tháng

Mất nước là gì?

Nguy hiểm khi cơ thể mất nước

Cơ thể sẽ mệt mỏi nếu bạn bị mất nước. Nguồn ảnh: Internet

Nước chiếm khoảng 75% cơ thể chúng ta, trong các tế bào, giữa các tế bào, trong mạch máu… Lượng nước cần thiết không giống nhau ở mỗi người. Trung bình, mỗi ngày một người trưởng thành cần uống 2 lít nước.

Hằng ngày, lượng nước trong cơ thể mất qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt, hoạt động tiêu tiểu… Bình thường, lượng nước này được bù lại qua đường ăn uống.

Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Nếu lượng thiếu hụt không được bù đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước khiến các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể tử vong.

Dấu hiệu cơ thể mất nước

Khi cơ thể thiếu nước sẽ có những dấu hiệu sau:

 

Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.

Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.

Khô da: Khô da là dấu hiệu điển hình của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, mất nước.

Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.

Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

 

Đói và thèm đồ ngọt: Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng lượng dự trữ trong cơ thể gặp khó khăn trong việc được giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

Táo bón: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa được hoạt động bình thường và khỏe mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ nước. Do đó, táo bón là dấu hiệu “báo động” cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Huyết áp giảm, nhịp tim tăng: Cơ thể thiếu nước làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn của máu, gây tụt huyết áp. Tăng nhịp tim là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước, mất nước nghiêm trọng.

Mỏi cơ, chuột rút: Khi cơ thể bị thiếu một lượng nước, hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali, ... có thể gây mỏi cơ, chuột rút.

Những tác hại của thiếu nước

 

Trao đổi chất chậm lại: Khi cơ thể thiếu nước, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, khả năng loại bỏ chất thải và giải độc cũng bị ức chế. Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tăng cảm giác đói: Khi bạn mất nước dù ở mức độ nhẹ, cơ thể vẫn lận lộn với cảm giác đói khiến bạn ăn khi không cần đến. Điều này chắc hẳn sẽ gây tăng cân ngoài mong muốn của bạn.

Tăng nhiệt cơ thể: Khi thiếu nước, cơ thể sẽ có cách riêng để thông báo với bạn tình trạng này. Đó có thể là sự tăng hay giảm nhiệt bất thường.

Vấn đề tiêu hóa: Thường gặp là tình trạng táo bón. Có thể nó sẽ trở thành mạn tính. Và tất nhiên, cơ thể thiếu nước hoàn toàn không liên quan đến vấn đề cân nặng hay giảm cân.

Mệt mỏi: Đây là cảm giác tỷ lệ thuận với tình trạng thiếu nước của cơ thể. Nếu mất nước ở mức độ nhẹ và vừa, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể (hoặc không muốn ) tập thể dục và không thể tập trung được. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến học tập hay công việc của bạn.

 

Tăng đường huyết: Cơ thể bạn cần nước để pha loãng hay tiêu hóa đường. Nếu bạn bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.

Hậu quả dài hạn của cơ thể thiếu nước

Một nghịch lý là nếu cơ thể thiếu nước sẽ không làm bạn giảm cân mà ngược lại còn gây tăng cân. Tuy nhiên, hậu quả của thiếu nước không chỉ ở mức độ như vậy, nó còn có thể làm cho cơ thể bị chấn thương nhiệt, sưng não, động kinh, sốc giảm thể tích, suy thận, hôn mê và tử vong.

Do những hậu quả nghiêm trọng như vậy, bạn hãy nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trái cây, nước canh… Và bạn nên nhớ uống nước ngay cả khi không khát.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm