Nguy hiểm khôn lường khi sử dụng gừng sai cách
Nghỉ Tết về chơi biếu bố mẹ chồng 2 triệu liền bị nói mát "mang tiếng được con cho", song màn xử lý của nàng dâu mới thật sự bất ngờ / Dâu vừa sinh xong, mẹ chồng đã tuyên bố “Cháu ngoại mới chuẩn cháu mình” nhưng câu trả lời của cô lại khiến bà đỏ mặt ngượng
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều gừng có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng cho cơ thể và sức khỏe. Sau đây là một số sai lầm ăn uống khi sử dụng gừng mà nhiều người hay mắc phải.
Gọt vỏ khi sử dụng
Nhiều người có thói quen gọt sach vỏ khi ăn hoặc dùng gừng làm gia vị nhưng như thế đã vô tình làm mất đi công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch rồi đem thái lát là có thể dùng được.
Sai lầm ăn uống khi sử dụng gừng nhiều người mắc phải là gọt bỏ vỏĂn gừng mọc mầm
Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Gừng tươi bị dập nát
Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh – chất safrole. Khi con người ăn vào dễ khiến tế bào gan trúng độc, tổn hại đến chức năng gan. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.
Dùng gừng tươi bị dập nát gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏeĂn quá nhiều gừng
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Phụ nữ mang thai
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác. Theo Trung tâm Y tế Mayo Clinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi mang thai.
Dùng gừng cho người bị say nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, tuyệt đối không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác cũng không nên sử dụng.
Không sử dụng gừng cho những người bị say nắng và một số bệnh khác
Người bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) cũng không nên dùng gừng. Vì gừng kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và có thể dẫn đến hoại tử.
Ngoài ra, những người bị sỏi thận, mắc bệnh trĩ hay những người đang sốt cao cũng không nên sử dụng gừng. Vì vậy để sử dụng gừng một cách hiểu quả và tránh những sai lầm không cần thiết, người dùng cần phải lưu tâm khi sử dụng loại gia vị này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê, lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu', nghĩa là gì?
Đặt một nắm muối ăn trong phòng tắm có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, xem xong bài viết này hãy thử ngay
Đừng bao giờ nhét ống thoát nước của máy giặt vào ống thoát sàn, thật thông minh khi làm theo những gì thợ bảo!
Em chồng bị mẹ ruột đuổi ra khỏi nhà: "Bà hoàng" hết thời và bài học đắt giá
Sau khi sử dụng nồi cơm điện được 10 năm, tôi nhận ra rằng nếu dọn dẹp khu vực này có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền điện mỗi tháng!
Tổ tiên dạy: 'Muốn sống yên ổn, cả đời đừng đặt chân đến nhà 3 người này', đó là ai?