Nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh răng miệng
14 mẹo vặt làm đẹp con gái nên biết / 10 mẹo cực hay để răng luôn trắng bóng
Cơ thể bạn thiếu một số chất?
Nếu như bạn không chú ý cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày bằng cách ăn đa dạng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thì răng miệng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự thiếu hụt này đấy.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây - nguồn cung cấp các chất xơ cho lợi và các mô quanh răng. Các chất xơ có tác dụng chải sạch răng, kích thích hệ thống tuần hoàn ở niêm mạc miệng, lợi và mô quanh răng, kích thích nước bọt chảy nhiều để tiêu hóa tốt thức ăn. Do vậy, nó tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh răng miệng.
Ngoài ra, nếu bạn không ăn những thực phẩm giàu vitamin C thì hậu quả lợi của bạn sẽ bị chảy máu, dễ bị viêm nhiễm do không có sức đề kháng. Nếu thiếu những thực phẩm giàu vitamin A sẽ làm niêm mạc miệng bị bong và khô miệng. Ngược lại nếu không ăn những thực phẩm giàu vitamin D sẽ khiến xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm, răng thiếu vững chắc. Đặc biệt những thực phẩm giàu vitamin B1sẽ làm tăng độ vững chắc của răng hơn.
Bạn cũng nên từ bỏ thói quen sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và ăn quà vặt thường xuyên vì nó rất dễ gây bệnh răng miệng.
Bạn có quá nhiều cao răng?
Ảnh minh họa.
Các mảng bám quanh răng thường được sinh ra rất nhanh sau khi bạn ăn uống. Nếu không được làm sạch kịp thời bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa, nó sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về răng miệng.
Cao răng nếu không được lấy định kỳ có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, hơi thở ra mùi. Cao răng cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
Thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt?
Hằng ngày nếu như lười vệ sinh răng miệng hoặc chải răng không đúng cách thì bạn sẽ bị trả giá bằng những bệnh về răng miệng. Vì thế, bạn nên học cách đánh răng đúng cách để làm sạch tất cả các mảng bám, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Nên chải răng 2 lần/ ngày và sử dụng kem đánh đánh răng có Fluor cùng các loại nước súc miệng, chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng.
Hãy áp dụng một số phương pháp cải thiện màu răng như lấy cao răng hoặc tẩy trắng răng. Những phương pháp này phải do bác sĩ nha khoa thực hiện, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiến hành vì nó có thể gây sưng viêm, phỏng nướu do thao tác không đúng cách.
Chưa bổ sung Fluor cho răng
Bạn biết không, một lượng nhỏ Fluor dùng hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu. Ngoài ra, Fluor thúc đẩy quá trình làm cho những vùng răng yếu cứng chắc trở lại, tăng cường sức đề kháng của men răng, làm cho răng cứng chắc dưới tác dụng của axit.
Bạn có thể tìm thấy Fluor hiện diện tự nhiên trong nguồn nước và nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, Fluor còn có nhiều trong kem đánh răng, nước súc miệng, gel fluo, vec-ni fluo và các dạng viên/ giọt fluo bổ sung. Fluo sẽ phát huy hiệu quả khi phối hợp với một chế độ ăn lành mạnh và vệ sinh răng miệng tốt.
Những bệnh về răng miệng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến răng lợi và hơi thở của bạn mà còn gây ra các bệnh khác như tiêu hoá kém, hấp thu giảm, viêm loét đường tiêu hoá,... Vì thế, bạn nên chăm sóc răng miệng hằng ngày để tránh được những bệnh về răng miệng nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?