Đời sống

Nguyên tắc sử dụng bếp từ để an toàn mà lâu bền

Chị em hãy ghi nhớ nguyên tắc dưới đây khi sử dụng bếp từ để đảm bảo an toàn mà lâu bền.

9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu dễ nhầm với bệnh lý khác / Phụ nữ ngoại cỡ hẹn hò trong căng thẳng

Sử dụng nguồn điện phù hợp, ổn định và an toàn

Nguyên tắc sử dụng bếp từ để an toàn mà lâu bền

Cần sử dụng nguồn điện an toàn cho bếp từ. Nguồn ảnh: Internet

Mỗi loại bếp từ có mức hoạt động công suất khác nhau. Nhìn chung, bếp từ đơn có công suất dưới 1000W và bếp từ đôi có công suất từ 1200 - 1800W, trong khi bếp từ âm thường 2000W trở lên vì có thể chứa đến 3 hoặc 4 vùng nấu tùy theo sản phẩm.

Nói một cách khác, công suất của bếp từ khá lớn nên việc sử dụng nguồn điện cần phải ổn định. Vì thế, bạn hãy dùng phích cắm ổ điện riêng dành cho bếp từ, đồng thời dây điện chịu được phải có tiết diện tối thiểu từ 0.75mm2.

Hơn nữa, bạn cũng nên sử dụng thêm ổn áp để ổn định điện áp trong nhà, nhất là nguồn điện cung cấp cho bếp từ vì nguồn điện vào giờ cao điểm có thể sẽ bị tăng lên hoặc hạ đột ngột, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động và tuổi thọ của bếp.

Lưu ý vị trí lắp đặt bếp từ

Vị trí lắp đặt bếp từ cũng rất quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và độ bền của sản phẩm. Cụ thể, bạn cần đặt bếp từ gần nguồn điện chính để nhận được sự ổn định từ điện áp tốt nhất trong suốt quá trình nấu.

 

Đồng thời, bạn tránh đặt bếp từ ở chỗ ẩm ướt và không nên đặt sát vào tường. Vì ở những chỗ này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của bếp cũng như sự lưu thông không khí, thoát nhiệt của bếp trở nên kém đi. Do đó, hãy đặt bếp từ ở nơi thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và trần nhà khoảng 100cm.

Trường hợp, nếu không gian bếp nhà bạn quá nhỏ thì hãy dùng thêm tấm cách nhiệt để vừa giúp bếp hoạt động hiệu quả, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao cho căn bếp.

Ngoài ra, bạn cũng tránh đặt bếp từ ở gần các thiết bị điện tử khác như lò vi sóng, tủ lạnh và tivi. Vì sóng điện từ sẽ phát ra từ các thiết bị này khi hoạt động cùng một lúc, gây ra hiện tượng nhiễu sóng làm ảnh hưởng đến khả năng đun nấu của bếp từ. Chính vì vậy, bạn nên đặt bếp từ ở cách xa các thiết bị này từ 1 - 3m để đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp cũng như các thiết bị điện tử khác.

Đun nấu liên tục ở công suất cao

Cũng giống như con người, thiết bị bếp cũng cần được nghỉ ngơi. Việc hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường). Khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác. Không nên liên tục đun nấu trong một thời gian dài ở công suất cao có thể khiến bếp bị quá nhiệt, sốc nhiệt. Những lỗi quá nhiệt này có thể làm hỏng cảm biến. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao. Và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.

 

Không vệ sinh mặt bếp hoặc vệ sinh sai cách

Bếp từ của bạn có thể sẽ không còn bóng đẹp nếu bạn không vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần nấu. Nước trào, thức ăn, dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp sẽ bị két lại, làm mờ, vẩn đục mặt kính bếp từ. Nếu thường xuyên vệ sinh, thì bạn chỉ cần chút chất tẩy rửa và vải ẩm mềm để lau bếp. Những nếu để bếp lâu ngày không vệ sinh, có thể bạn sẽ cần hỗ trợ từ dao vệ sinh mặt kính bếp từ và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh (“cào”) vào mặt kính bếp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm