Đời sống

Nhiệt miệng nên uống gì?

Nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu, khó ăn dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Một số đồ uống quen thuộc sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu này.

Nhiệt miệng trong mùa hè bạn đã biết cách chữa trị / 4 cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian hiệu quả tức thì mà không hại sức khỏe

Nhiệt miệng là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, vị trí thường gặp là niêm mạc miệng ( trên, dưới, hai bên), ở lưỡi và lợi. Theo quan điểm của Y học cổ truyền, nguyên nhân chính là do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, tâm, can, thận, dị ứng với thuốc kháng sinh gây nên và các yếu tố khác như áp lực tinh thần, công việc căng thẳng, khiến chức năng miễn dịch bị suy giảm. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ăn uống mất ngon, gây cảm giác xót, đau rát, khó chịu.

Theo quan niệm Đông y cổ truyền và các chuyên gia về sức khỏe, sau đây là những đồ uống lý tưởng nhất cho người bị nhiệt miệng, vừa thanh nhiệt, vừa có tác dụng làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong người.

nhiet mieng nen uong gi

Uống nước cam giúp nhanh chóng giải nhiệt miệng

Bột sắn dây: Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.

Rau má: Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

Trà xanh: Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, do đó chúng ta không thể bỏ qua loại tinh chất đặc biệt này, trong trà xanhh có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm. Theo tiến sĩ Zuo Feng Zhang, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Maryland, mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ.

Rau diếp cá: Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

Nước cam: Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

 

Bên cạnh sử dụng những đồ uống như đã nói trên, chúng ta cần phải hạn chế dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, gừng và duy trì một trạng thái tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ mỗi ngày, sẽ góp phần không nhỏ trong việc điều trị nhiệt miệng có hiệu quả nhanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm