Đời sống

Những điều cần biết về bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc. Nguyên tắc để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.

Những loại thực phẩm giải nhiệt cực kỳ hiệu quả, giảm nóng trong, nhiệt miệng / Nhiệt miệng trong mùa hè bạn đã biết cách chữa trị

Nguyên nhân của nhiệt miệng

Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người.

Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.

cach chua nhiet mieng

Cần có kiến thức về nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như cách chữa nhiệt miệng sao cho hiệu quả. Ảnh minh họa

Biểu hiện của nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Nếu không có biến chứng, vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Cách chữanhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày: Đánh răng lâu sẽ khiến đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.

Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.

Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực được coi là mộttrong những cáchchữa nhiệt miệng hiệu quả. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.

 

cach chua nhiet mieng

Ăn nhiều đồ mát, uống viên sủi vitamin hay dùng thuốc là những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Ảnh minh họa

Lưu ý khi bị nhiệt miệng liên tục

Quan niệm dân gian cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như mít, xoài… Do vậy, người dân có nhiều phương pháp chữa khác nhau như sử dụng các thực phẩm có tính mát như chè đậu đen, trà xanh, rau má, bột sắn dây…

Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng liên tục cần đến khám bệnh để điều trị bằng thuốc kháng sinh, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C... theo chỉ định của thầy thuốc. Kháng sinh Biseptol (Cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng.

Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng gần như thường xuyên ở trong má, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là Spiramycin và Metronidazol.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm