Nhiều bài thuốc hữu ích từ cây hẹ
Bảo tàng Thế giới cà phê tại Buôn Ma Thuột thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan / Mẹ bán con gái 6 tuổi để đổi lấy cái ăn, lại còn bị quỵt nợ
Cây hẹ (còn có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo…) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn. Theo Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, hẹ trong y học cổ truyền dùng để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp.
Hạt hẹ vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ khí nghịch, cố thận tinh, tán ứ huyết. Hạt hẹ thường dùng để chữa thắt lưng và gối mỏi đau, phụ nữ chứng bạch đới(huyết trắng), tiêu chảy, nam giới bị di tinh, mộng tinh, tiểu ra máu, viêm tiền liệt tuyến.
Toàn thân cây hẹ vị cay, hơi đắng, chua mà sít lại, có tác dụng mạnh cho khí, bổ dương sự, cầm máu, cố tinh và thường dùng chữa viêm đường hô hấp, chảy máu cam, viêm tiền liệt tuyến với cách thức là giã nát, thêm nước rồi lọc uống. Liều dùng là từ 20 đến 30 g một ngày.
Lưu ý: Hẹ kỵ với mật ong, thịt trâu và không nên sử dụng lâu dài đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
Một số bài thuốc có hẹ trong y học dân gian:
- Chữa ho khò khè ở trẻ em: Lá hẹ tươi (20g) kết hợp cùng đường phèn, hấp cơm hoặc chưng cách thủy, sau đó lấy nước cho trẻ uống.
- Chữa cổ họng đau, nuốt khó: Dùng từ 12 đến 24 g lá hẹ tươi, giã lấy nước uống, ngày từ 2 đến 3 lần, đến khi hết đau. Nếu bị đau họng, lấy lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, sau đó băng lại. Kết hợp nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
- Chữa hen suyễn (khó thở): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
- Chữa chứng rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống.
- Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước từ 2 đến 3 lần một ngày.
Hạt hẹ (Hình minh họa: goodbetternest.blogspot.com).
- Chữa táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần hòa nước sôi uống 5g với liều ngày 3 lần.
- Phòng táo bón, tích trệ: Hàng sáng dậy, chưa ăn sáng, uống nước hẹ giã đã lọc bã.
- Chữa đái dầm, tiêu chảy lâu ngày ở trẻ em: Nấu cháo rễ hẹ với công thức rễ hẹ tươi 25g, gạo 50g, rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
- Chữa nấc do lạnh: Uống một bát nước hẹ (30g) đã giã nát và lọc bỏ bã.
- Chữa bệnh thổ tả (tiêu chảy kèm nôn ói): Cấp cứu bằng một nắm rau hẹ giã lấy nước cốt, chưng cách thủy cho uống.
- Trị bệnh đau răng: Lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
- Chữa sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương.
- Chữa ghẻ: Lá hẹ 50g,rau cần 30g, tất cả giã nát, đắp lên chỗ tổn thương, ngày 2 lần.
- Chữa giun kim: Sắc lá hay rễ hẹ giã lấy nước cho uống.
- Chữa trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vàonồi đấtcùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửahậu môn. Còn có cách giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu, rồi ngồi và để trực tiếp trĩ lên lá hẹ.
- Chữa lòi dom: Một nắm lá hẹ giã nhỏ trộn với dấm, đảo nóng, sau đó dùng 2 miếngvải sô sạch gói hẹ để chườm và chấm hậu môn thay đổi lẫn nhau.
- Chữa bệnh càng cua chín mé (chứng bệnh nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ dùng cả củ và rễ, giã nát, xào rượu chườm, bó, băng lại. Thay băng nhiều lần.
- Chữa tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ cả gốc rửa sạch, đổ vào 2 bát nước, nấu đến khi còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
- Chữa viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g. Tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Củ hẹ 150g, thịt sò 100g. Nấu chín, nêm gia vị. Ăn thường xuyên. Trường hợp ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.
- Chữa gan nhiễm mỡ ở người béo phì: Hải đới100g ngâm nước cho nở, cắt sợi. Lá hẹ 200g cắt đoạn dài, cùng nhúng nước sau 5 phút vớt ra. Cho tỏi giã nhuyễn, dấm, dầu vừng, tươngvà một ít đường trộn đều. Ăn hàng ngày và kéo dài trong một tháng.
- Chữa lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá diếc (ngày một con), ăn cái uống nước, dùng trong 1 tuần.
- Chữa bế kinh (2 bài thuốc):
+ Hạt hẹ 10g, hạt dành dành 10g, sắc nước uống ngày 2 lần.
+ Lá hẹ 250g giã lấy nước hòa với đường đỏ, đun sôi để uống.
- Chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương: 0,5kg lá hẹ tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần.
- Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Lượng bằng nhau. Phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Vì sao khách sạn luôn luôn có 4 gối? Chuyên gia 'vạch trần' sai lầm tai hại khi sử dụng
Tử vi ngày 24/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Dậu gặp quý nhân, Tuổi Hợi cẩn trọng trong mọi việc
Lá hẹ.