Nhiều ca mắc viên não Nhật Bản, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Dị ứng nước là bệnh kỳ lạ hiếm gặp nhưng có thật: Đây là điều nên làm khi gặp phải / Hé lộ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
Thập tử nhất sinh vì chưa được chích ngừa
Ngày 18/5, tại khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM đang điều trị cho trường hợp bệnh nhi Lê Quốc H. (11 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa cho hay: “khoảng 2 tuần trước, bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhức đầu ở ngày thứ 2 của bệnh bé tiếp tục sốt cao, rối loạn tri giác, lơ mơ, không tiếp xúc. Bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng cấp cứu sau đó tiếp tục chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới”.
Khi vào viện, bệnh nhi đã trong tình trạng mê sâu, suy hô hấp, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, hồi sức đồng thời thức hiện các xét nghiệm tìm tác nhân, chụp MRI, phối hợp điều trị nội khoa tích cực. Các kết quả kiểm tra hình ảnh và xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi bị tổn thương thân não vùng đồi thị do vi rút. Xét nghiệm vi sinh xác định bệnh nhi dương tính với viêm não Nhật Bản B.
Sau 2 tuần điều trị tích cực, bệnh nhi vẫn trong tình trạng mê sâu, thang điểm glasgow đánh giá tri giác đạt khoảng 6 điểm (bình thường là 15 điểm). Phân tích chuyên môn của BS Tứ Quí cho thấy, đây là ca bệnh rất nặng, việc điều trị rất khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài. Nếu bệnh nhân may mắn qua nguy kịch cũng sẽ phải đối mặt với di chứng thần kinh khiến trẻ rơi vào tình trạng sống thực vật suốt phần đời còn lại.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ thân nhân bệnh nhi được biết, khu vực gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Do hoàn cảnh kinh tế nên cha mẹ bệnh nhi ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế. Từ khi chào đời đến nay, bệnh nhi mới chỉ được chích các loại vắc xin thông thường trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chưa chích ngừa vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng của não do vi rút gây ra với các triệu chứng thường gặp gồm nhức đầu, nôn ói, sốt, lú lẫn và co giật. Tình trạng này xảy ra khoảng 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm.
Lợn và chim hoang dã là nguồn chứa vi rút gây viêm não Nhật Bản, bệnh đa số truyền qua muỗi đặc biệt ở loài muỗi culex (còn gọi là muỗi ruộng) nên nhóm đối tượng mắc bệnh thường tập trung ở vùng ngoại ô thành phố, nông thôn. Viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng dịch thường xảy ra vào các tháng mùa hè, thời điểm chim di trú và mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Thống kê sơ bộ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm đến nay tại đây đã tiếp nhận, điều trị khoảng 20 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản. BS Phan Tứ Quí cho hay, viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 30%, tỷ lệ di chứng chiếm khoảng 50%. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ chỉ tiến hành điều trị triệu chứng. Một ca viêm não Nhật Bản nặng phải tiến hành hồi sức, thở máy, dịch truyền, điều trị rối loạn tuần hoàn, bội nhiễm, kháng sinh… thời gian điều trị kéo dài, chi phí có thể tốn cả trăm triệu nhưng khả năng bình phục rất thấp.
Dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin viêm não Nhật Bản. Sau thời gian trên, chiến lược truyền thông được đẩy mạnh, tỷ lệ chích ngừa trong cộng đồng ở mức cao nên số ca nhiễm bệnh giảm thấp. Tuy nhiên, từ những năm 2015 trở lại đây, số ca viêm não Nhật Bản ở cả trẻ em và người lớn đang gia tăng trong cộng đồng.
BS Tứ Quí khuyến cáo cộng đồng, ngoài việc chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, ngủ mùng, không để bị muỗi đốt thì vắc xin phòng bệnh là giải pháp hiệu quả để tránh nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản.
Hiện vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin dịch vụ nhưng chi phí rất rẻ (khoảng 100.000 đồng cho 3 mũi). Cộng đồng cần chích ngừa vào các thời điểm: mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi trở lên (người trưởng thành cũng cần chích); mũi 2 chích sau mũi đầu 1 tháng; mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 12 tháng. Ở nhóm bệnh nhi sau 3 đến 4 năm cần tiêm nhắc một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường