Đời sống

Nhiều người trẻ mệt mỏi, bật khóc khi ở nhà tránh dịch quá lâu

Từ chỗ chán nản, nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, bất lực khi phải chôn chân trong 4 bức tường suốt nhiều tuần.

Top 4 địa điểm check-in năm 2021 gây sốt với giới trẻ ở Quy Nhơn mà bạn không nên bỏ qua / 4 địa điểm check-in ở Quy Nhơn gây sốt giới trẻ

Lệnh giãn cách xã hội kéo dài nhiều tuần, thậm chí vài tháng trở thành khoảng thời gian thách thức với nhiều bạn trẻ vốn có lối sống năng động, ưa dịch chuyển và giao tiếp xã hội.
Một vài người cảm thấy bức bối, mệt mỏi do bị hạn chế giao tiếp; có người lại bị áp lực tâm lý, bật khóc khi phải ở nhà gần như 24/7.
Trong câu chuyện với Zing, 4 bạn trẻ đang sinh sống và làm việc ở những tỉnh thành bùng phát dịch bệnh chia sẻ về trải nghiệm thực hiện giãn cách xã hội đầy gian nan của mình.
Nguyễn Hoàng Lê (23 tuổi, TP.HCM) - Content creative
Từ khi UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu tạm dừng hoạt động và thành phố thực hiện giãn cách xã hội, tôi ở nhà gần như 24/7, trừ lúc đi chợ.
Do làm việc trong ngành nightlife, tôi thường bận rộn từ sáng tới tối, gặp gỡ nhiều người và đắm chìm với âm nhạc. Mỗi ngày đều trôi qua một cách sôi động, đầy năng lượng.
Vốn làm việc trong ngành nightlife, Hoàng Lê cảm thấy khó thích nghi với việc ở nhà phần lớn thời gian giữa dịch bệnh.

Vốn làm việc trong ngành nightlife, Hoàng Lê cảm thấy khó thích nghi với việc ở nhà phần lớn thời gian giữa dịch bệnh.

Giờ, nếp sinh hoạt của tôi bị dịch bệnh đảo lộn.
Tôi cố khiến mình bận rộn bằng những hoạt động có thể làm tại nhà như tập yoga, mua tranh tô màu số hóa, đọc sách...
Nhưng việc ngồi nhà, quanh quẩn giữa 4 bức tường khiến tôi cảm thấy bức bách, chán chường.
Vài tuần đầu, tôi rơi vào trạng thái áp lực nặng nề, chìm trong suy nghĩ và lo lắng không thể kiểm soát.
Tôi cảm thấy bản thân dần thiếu kết nối với cộng đồng, tự nghi hoặc về khả năng và định hướng công việc.
Tôi thường nhắn tin với gia đình, bạn bè xung quanh để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Gia đình tôi ở Hà Nội nên cả nhà rất lo lắng cho con gái, đều đặn hỏi thăm và gửi vào một số món ăn đặc sản để động viên tinh thần.
Còn bạn bè xung quanh thì ngày nào cũng nhắn tin, chia sẻ khó khăn với nhau và lên kèo đi chơi, tụ tập khi hết dịch.
Tôi nhớ nhịp sống năng động, đông vui ở Sài Gòn quá!
Dương Minh Trang (23 tuổi, TP.HCM) - Nhân viên văn phòng
Lúc thấy nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ giăng dây đỏ khắp hẻm, hàng xóm xôn xao, suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu tôi là: "Chết dở, mình bị cách ly rồi".
Cố nén cảm giác hoang mang, tôi nhắn cấp trên xin làm việc tại nhà, báo tin cho bạn bè. Tôi giữ bí mật với gia đình mình ở Hà Nội vì không muốn mọi người thêm lo lắng. Sếp và bạn bè tôi ai cũng bất ngờ, cẩn thận dặn dò tôi tự chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày tới.
Minh Trang từng bật khóc vì áp lực tâm lý khi nơi cô sống bị phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19.

Minh Trang từng bật khóc vì áp lực tâm lý khi nơi cô sống bị phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19.

Những ngày đầu sống ở khu phong tỏa, tôi thấy khá thoải mái vì có thêm thời gian cho mình, không cần đến chỗ làm thường xuyên và tiết kiệm chút tiền vì không phải ra đường, ăn ngoài nhiều như trước.
Song, tới ngày thứ 6 cách ly tại nhà, cảm giác bức bách, cô đơn ập đến với tôi.
Bình thường, tôi thích tự mình đi chợ, chạy xe quanh Sài Gòn nhìn ngắm phố phường.
Nhưng khung cảnh tôi thấy từ lúc thức dậy tới khi say giấc vẫn chỉ là 4 bức tường nhà.
Những cảm xúc tiêu cực dồn nén khiến tôi có xu hướng ngủ nhiều hơn, ăn uống vô tội vạ và hiệu suất công việc cũng bị ảnh hưởng.
Nhiều lúc, tôi bật khóc sau khi gọi điện hỏi thăm gia đình, dù trước đó luôn cố tỏ ra mọi chuyện đều ổn.
Tôi tự dặn lòng rằng việc phong tỏa chỉ là tạm thời, tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn sẽ sớm ổn định để vực dậy tinh thần trong lúc khó khăn.
Võ Thị Thu Trang (22 tuổi, TP Bắc Ninh) - Sinh viên mới tốt nghiệp
Do tình hình dịch căng thẳng, tôi đã ở nhà cùng bố mẹ và anh trai suốt 3 tháng qua. Tầm 2-3 tuần đầu, tôi vui vẻ coi đây là cơ hội tuyệt vời để xả hơi sau những năm tháng học hành căng thẳng.
Thế nhưng, sang tháng thứ 2, tôi dần trở nên hoang mang bởi công ty mà tôi nộp đơn xin việc liên tục lùi lịch vào làm. Từ chán nản, tôi bắt đầu có suy nghĩ bản thân vô dụng, bất tài. Đa số bạn bè đồng trang lứa đều đã có công ăn việc làm, còn tôi vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ.
Thu Trang chịu nhiều áp lực khi khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học vì dịch bệnh.

Thu Trang chịu nhiều áp lực khi khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học vì dịch bệnh.

Trong thâm tâm, tôi hiểu rằng mình chẳng thể làm gì được nhiều trước tình hình dịch Covid-19 hiện nay, chưa kể nhà tôi lại nằm trong vùng dịch Bắc Ninh. Song, tôi vẫn không thể kìm nén những suy nghĩ tiêu cực đó.
Tôi trở nên cáu gắt với mọi thứ, ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất trong nhà. Khả năng giao tiếp của tôi cũng không còn tốt như trước.
Thậm chí có những ngày, tôi cảm thấy tệ hại ngay từ lúc mở mắt thức dậy. Tôi nghĩ cuộc đời mình sao quá vô vị, bế tắc và bất lực đến vậy.
Một lần, tôi đột nhiên bật khóc trong lúc nấu cơm trưa. Nước mắt tôi cứ trào ra không ngừng. Thật may rằng mẹ không có mặt ở đó.
Sau trận khóc ấy, tôi nhẹ nhõm hơn phần nào và quyết định điều chỉnh lại nhịp sống sao cho khoa học hơn, không còn thức quá muộn hay ăn uống thiếu bữa. Tôi hay ra vườn rau của mẹ, hoặc trèo lên nóc nhà ngắm trời mây, đường xá để tìm cảm giác thanh bình.
Hiện cảm giác vui vẻ chưa hoàn toàn trở lại nhưng ít nhất, cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn những tuần qua.
Trương Mai Trang Nhung (21 tuổi, Quảng Bình) - Sinh viên năm 3 Học viện Ngân hàng (Hà Nội)
Tới nay đã tròn 2 tháng một mình tôi “mắc kẹt” tại Hà Nội. Bạn cùng phòng trọ với tôi đã về quê tránh dịch từ lâu.
Khoảng thời gian giãn cách xã hội khá dài khiến Trang Nhung không được gặp gỡ bạn bè, tưởng như mình có thể "tâm sự" với đồ đạc.

Khoảng thời gian giãn cách xã hội khá dài khiến Trang Nhung không được gặp gỡ bạn bè, tưởng như mình có thể "tâm sự" với đồ đạc.

Cũng có lần, tôi mua vé xe để về Quảng Bình với bố mẹ. Nhưng xui xẻo thay, khi vừa vào đến địa phận tỉnh, tôi lập tức phải quay đầu ra Hà Nội theo yêu cầu của trạm kiểm dịch, do nơi tôi thuê trọ nằm trong khu vực có mấy tòa nhà bị phong tỏa.
Trở lại thủ đô, tôi chỉ biết tự giam mình trong 4 bức tường. Tất cả thú vui của tôi đều gói gọn trong chiếc điện thoại và laptop.
Từ lúc nghỉ dịch đến giờ, chắc tôi đã cày được hơn chục bộ phim dài tập, thậm chí xem đi xem lại.
Nếu hôm nào không phải học online, tôi chỉ còn cách ngủ từ sáng đến tối để thời gian trôi qua nhanh hơn và quên đi cảm giác bức bối, khó chịu.
Nhiều lúc, tôi tưởng như mình sắp tâm sự được với đồ vật trong nhà vì lâu rồi không nói chuyện trực tiếp với ai.
Ngay khi Hà Nội cho phép mở lại quán xá, tôi lập tức ra đường ăn bún chả, một trong những món tôi “nhớ nhung” nhất trong những ngày nằm nhà, và lượn lờ một vòng Hà Nội cùng với bạn trai.
Tâm trạng tôi hiện khá hơn nhiều nhờ lệnh nới lỏng, song vẫn mong mỏi một ngày tình hình dịch bệnh toàn quốc ổn định để được trở về quê nhà với gia đình.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm