Đời sống

Nhìn 1 giây xuống bàn tay nếu thấy có 5 dấu hiệu này thì chứng tỏ cơ thể mắc bệnh

Một số vấn đề ở bàn tay như ngứa, nổi mẩn đỏ… không phải lúc nào cũng là do viêm da mà nó có thể là dấu hiệu tố cáo cơ thể mắc bệnh.

Dù nghiện cà phê tới mấy nhưng nếu gặp 5 dấu hiệu "lạ" thì dừng ngay còn kịp nếu không muốn đoản thọ / 5 món ăn sáng thay thế bún phở đẩy lùi cholesterol xấu, tốt cho tim mạch lại giảm cân hiệu quả

Ngón tay cò súng: Bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp

Ngón tay cò súng là bệnh viêm hẹp bao gân gấp, bao gân ở gốc ngón tay bị viêm, khiến cho ngón tay, thường là ngón đeo nhẫn hoặc ngón cái, bị cứng hoặc bật ra khi cố cử động như tư thế bóp cò.

Triệu chứng của ngón tay cò súng là đau và sưng ở gốc ngón tay, khó gấp hoặc duỗi thẳng ngón tay, bị kẹt khi cố gắng cử động ngón tay, cứng ngón tay. Triệu chứng thường tăng nặng khi mới thức dậy hoặc sau thời gian dài không cử động.

Bệnh phổ biến ở người làm công việc thường xuyên kẹp hoặc cầm nắm vật trong tay. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn. Những người bị tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Ngứa ran ở tay: Tiểu đường

Hãy để ý xem buổi sáng thức dậy bạn có cảm giác tê tay hay châm kim ở tay hay không. Loại ngứa ran tạm thời này là do áp lực lên dây thần kinh.

Nếu bàn tay ngứa ran kèm theo đau thì đó có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.

Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố kết hợp chẳng hạn các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, làm dụng rượu hoặc do bạn mắc tiểu đường.

Ngoài ra, mu bàn tay nổi mẩn đỏ, tay nổi mụn rộp cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa

Nắm tay yếu: Bệnh tim

Một đánh giá năm 2016 cho thấy nắm tay yếu có mối tương quan mạnh mẽ với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Có một số nghiên cứu đã đề nghị sử dụng sức mạnh nắm tay để đo nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Móng tay dễ gãy: Thiếu kẽm, vitamin A, C

Móng tay dễ gãy thì bạn nên bổ sung kẽm. Bên cạnh việc giúp móng phát tay khỏe mạnh, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số thực phẩm giàu kẽm là sữa chua, các loại hạt.

Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung vitamin A, vitamin C và biotin.

 

Lòng bàn tay đỏ: Bệnh gan

Màu đỏ không chỉ xuất hiện trong lòng bàn tay mà có khi còn kéo dài đến tận ngón tay. Nó có thể vô hại nhưng cũng có thể là do sự thay đổi hooc-môn bất thường mang lại nhiều máu hơn đến lòng bàn tay. Phụ nữ mang thai thường hay gặp tình trạng này.

Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh ứ sắt và bệnh Wilson hay rối loạn chuyển hóa đồng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm