Đời sống

Những ai cần hạn chế ăn mít?

Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng, tuy nhiên, nếu ăn sai cách hoặc với một số người, ăn mít lại gây hại cho sức khỏe.

Ngon lạ miệng với món mít nhồi thịt hấp / Hai khung giờ tuyệt đối không nên ăn mít kẻo 'rước' họa vào thân

Người bị gan nhiễm mỡ: Đối với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn mít vì mít chứa nhiều đường, khó tiêu không tốt cho gan và dễ gây nóng trong.
Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
Các bệnh mãn tính: Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn”.

Ăn mít đúng cách: Không nên ăn lúc đói vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu mà nên ăn sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày). Không nên ăn nhiều vào chiều tối. Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).

Lợi ích của mít:Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn.
Chống lại bệnh ung thư: Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật, là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.
Tốt cho hệ tiêu hóa: Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa.
Tốt cho mắt và da: Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da.
Bổ sung năng lượng: Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức.
Tốt cho huyết áp và tim mạch: Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tốt cho sức khỏe xương: Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.
Ngăn ngừa thiếu máu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
Cách nhận biết mít chín ép và mít chín cây: Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc. Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng của mít. Mít tiêm thuốc thì không có mùi thơm, thậm chí là không có mùi gì.
Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm