Đời sống

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh cực hiệu nghiệm

Đây là những bài thuốc vô cùng quý báu và hữu ích từ dân gian đặc biệt hiệu nghiệm với mọi gia đình.

Bà bầu hết rạn da nhờ lòng trắng trứng gà / Nấu nước cà tím lên uống sau 2 ngày bạn sẽ thu được kết quả khá kinh ngạc

Diếp cá

Diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, là thực đơn chính trong công thức chữa tiểu đường công thức chữa tiểu đường (chiếm 10-20%).

Bên cạnh đó, diếp cá cũng được coi là "thần dược" chữa bệnh trĩ. Lấy diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào hậu môn. Trường hợp búi trĩ gây đau rát, nấu diếp cả để xông, phần bã đắp vào chỗ đau.

Trị chứng đái buốt, đái dắt: Diếp cá, rau má, mã đề, mỗi thứ một phần, rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, uống ngày 3 lần, thực hiện trong 7-10 ngày.

Chữa sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất, mỗi ngày sắc uống 1 thang trong vòng 1 tháng.Điều trị sốt ở trẻ em: Diếp cá tươi rửa sạch, giã nát lấy nước, ngày uống 2 lần đến khi hết sốt.

bai-thuoc-chua-benh-tu-dan-gian
Ảnh minh họa.

Lá xô thơm

Lá xô thơm đặc biệt hữu ích để điều trị tình trạng kinh nguyệt không đều và giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ. Các cơn đau khớp, đổ mồ hôi nhiều và đau bụng cũng có thể chữa khỏi nhờ lá xô thơm. Chất chống ô-xy hóa trong lá xô thơm giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.

Lá ngải giấm

Loại thảo mộc này thường được dùng làm biện pháp tạm thời để chữa đau răng và và đau nướu. Lá ngải giấm còn giúp cải thiện tiêu hóa, chữa chứng biếng ăn, giữ nước cho cơ thể và giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn..

Tía tô

 

Với vị cay, tính ấm, tía tô là loại cây được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Trường hợp nôn ói dữ dội khi mang bầu, ngoài cành tía tô, thêm một phần sắn dây sắc lấy nước uống.

Giải cảm: Tía tô tươi, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng. Với cảm lạnh, dùng lá tía tô nấu nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá sả, lá tre nấu với nước để xông.

Vết thương chảy máu: Lấy tía tô non giã nhỏ, đắp lên vết thương rồi buộc lại. Làm vậy, vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.

Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

bai-thuoc-chua-benh-tu-dan-gian-1
Ảnh minh họa.

Thì là

 

Cả hạt và lá thì là đều có tác dụng lợi tiêu và kháng khuẩn rất hữu ích để chữa nhiễm trùng bàng quang. Rau thì là còn giúp điều hòa lượng đường trong máu và nồng độ cholesterol. Lá thì là kết hợp với các món hải sản, rau trộn,... giúp chữa rối loạn dạ dày và chống viêm đường tiêu hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm