Những bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa
Tim đập nhanh sau bữa ăn, cảnh báo 4 vấn đề về sức khỏe / 3 loại thực phẩm được coi là "chiếc chổi" quét sạch tử cung giúp cải thiện sức khỏe làn da, thải lượng máu độc còn sót lại
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An thăm khám cho bệnh nhi.
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt, cho biết thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng. Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu. Một trong số đó là những bệnh đưới đây:
Viêm mũi dị ứng
Bệnh thường gặp nhất trong thời tiết chuyển mùa là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh tuy nhiên nhiều người hay có thói quen tự mua thuốc về uống vì các triệu chứng giống như bệnh hô hấp. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh.
PGS An cũng cho biết hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.
Viêm họng
Bên cạnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm họng cũng được bác sĩ liệt vào căn bệnh phổ biến. PGS An cho biết triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi.
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc do virus gây nên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi, có những biến chứng cho cơ tim và van tim.
Khi có biểu hiện viêm họng, không tự ý mua thuốc sử dụng vì phải tìm nguyên nhân để điều trị bệnh mới khỏi dứt điểm được.
Đối với trẻ em, trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay khi trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Giữ ấm cho trẻ ở cổ và vùng tay chân.
Cảm cúm
Ngoài bệnh tai mũi họng, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt còn nhấn mạnh thêm bệnh cảm cúm không thể lơ là.
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, chóng mặt đau đầu, ho và đau họng, đôi khi nghẹt mũi, chán ăn và đặc biệt là bị chảy nước mũi và hắt hơi… nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch,…
Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng; Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm); Tăng cường vận động; Tiêm phòng vaccine cúm; Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng; Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi; Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn