Những bộ phận trên cơ thể con lợn mà chuyên gia khuyên nên ăn ít lại: Nhiều người tưởng "bổ" nên thấy là mua ngay
Thịt gà tuy ngon nhưng có 5 bộ phận không nên ăn: Tích tụ nhiều độc tố mà dinh dưỡng lại rất ít, xứng đáng bị xếp vào 'danh sách đen' / Phụ nữ có bộ phận này to thì nên vui mừng vì dễ sống lâu nhưng hai chỗ này lớn lại dễ đoản thọ
Ở Việt Nam, tình trạng mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng. Theo ước tính, có khoảng 20-30% người dân Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành, người mắc một số bệnh mạn tính mà còn xuất hiện cả ở đối tượng là trẻ em. Các chuyên gia khuyến cáo, một trong những cách phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ đó là thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt lợn là thực phẩm quen thuộc xuất hiện mỗi ngày. Chúng giàu dinh dưỡng, dễ chế biến tuy nhiên nhiều bộ phận trên cơ thể lợn được đánh giá là có chứa lượng cholesterol cao, đồng thời chứa nhiều virus, ký sinh trùng. Nếu như chúng ta ăn quá nhiều sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề sức khỏe.
Những bộ phận trên cơ thể con lợn mà chuyên gia khuyên nên ăn ít lại
1. Ruột lợn
Ruột lợn là một trong những cơ quan tiêu hóa thức ăn của lợn. Cấu tạo của nó có nhiều nếp gấp vì thế rất nhiều cặn thức ăn của lợn có thể đọng lại ở các nếp gấp đó, tạo điều kiện để vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng sinh sản, rất khó có thể xử lý triệt để bằng phương pháp vệ sinh truyền thống. Nếu ruột lợn không được vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, điều này sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa ví dụ như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khuyến cáo những người già yếu, người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nội tạng lợn, đặc biệt là ruột lợn vì cơ quan này có chứa protein là chất rất khó tiêu.
Hơn nữa, ruột lợn còn chứa nhiều chất béo, nếu như ăn quá nhiều sẽ không chỉ làm tăng mỡ máu mà còn dẫn đến béo phì, làm tăng áp lực lên ruột gây khó tiêu, chướng bụng.
2. Óc lợn
Óc lợn là món khoái khẩu của những "cú đêm" thích ăn vặt, chúng ngọt béo, thơm lừng và được cho rằng giàu dinh dưỡng nên thường được sử dụng để tẩm bổ.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, óc lợn dù có chứa dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt… nhưng đồng thời cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, không tốt cho người già cũng như người mắc bệnh tim mạch.
Óc lợn chủ yếu chứa cholesterol, chất béo và chất đạm. Hàm lượng cholesterol trong óc lợn vượt quá 3000mg trên 100gam, trong khi đó khuyến cáo khoa học cho thấy 1 người không nên tiêu thụ quá 30 mg cholesterol mỗi ngày.
Ăn óc lợn không chỉ dẫn đến nạp quá nhiều cholesterol mà còn nạp quá nhiều chất béo, làm tăng cân và tăng lipid máu. Đáng sợ hơn, nếu bạn ăn món óc lợn không đảm bảo vệ sinh còn có thể bị nhiễm ký sinh trùng dẫn đến suy nội tạng, tổn thương tim mạch và mạch máu não, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
3. Thịt cổ lợn
Ra ngoài chợ, hẳn bạn đã từng trông thấy những miếng thịt cổ lợn được bày bán rất rẻ, bộ phận này có thể dùng để luộc, xào đều khá ngon. Nhưng thịt cổ lợn không tốt cho sức khỏe vì chúng thường chứa rất nhiều hạch bạch huyết của lợn. Nếu như trên cơ thể lợn có nhiều khu vực chứa hạch bạch huyết thì ở phần cổ lượng hạch bạch huyết dày đặc hơn.
Vai trò của hạch bạch huyết là gì? Ở nhiều loài động vật, bao gồm con lợn, hạch bạch huyết cũng giống như một cơ quan miễn dịch rất quan trọng có chức năng làm sạch dịch cơ thể bằng cách lọc và loại bỏ vi khuẩn. Các hạch bạch huyết chính là "ổ chứa" các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh, mầm bệnh.
Nếu chúng ta không biết cách làm sạch hạch bạch huyết trước khi ăn thì số lượng vi khuẩn, độc tố có thể giảm khả năng miễn dịch của con người, thậm chí bị suy nội tạng cấp tính, làm tổn thương gan và thận.
Nếu bạn không biết cách làm sạch hạch bạch huyết thì tốt nhất không nên ăn bộ phận này của con lợn.
4. Da lợn
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thảo (bác sĩ CKI da liễu tại TP.HCM), da lợn chứa nhiều collagen, nếu tiêu thụ vừa phải có thể làm cho da săn chắc và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng mỗi ngày, không nên ăn nhiều da lợn để bổ sung collagen nhằm mục đích thẩm mỹ. Hàm lượng cholesterol trong da lợn vượt xa lợi ích của collagen. Ngoài cholesterol, da lợn rất giàu calo, cứ 100 gam da lợn thì chứa 360 calo. Sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì và suy giảm thể chất.
5. Gan lợnCó rất nhiều phụ nữ hoặc trẻ em bị thiếu máu, khi đó gan lợn là món ăn bổ dưỡng vì gan lợn rất giàu chất sắt, có thể đáp ứng lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể chúng ta. Gan dù tốt nhưng chứa nhiều cholesterol, mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 2-3 lần, mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa nếu không sẽ gây mỡ máu.
Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân - béo phì không nên ăn các loại phủ tạng, bao gồm cả gan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Khoản tiền 5 triệu không cánh mà bay, mẹ chồng gào thét tìm kẻ trộm, nhưng sự thật phơi bày khiến cả nhà sững sờ
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng
Người xưa dặn: Phòng khách có 3 thứ này, gia chủ phất lên giàu sang - con cháu đời đời hưởng phúc