Đời sống

Những cách ăn uống từ dâu tằm vừa ngon vừa có công dụng chữa bệnh hiệu quả, ai cũng nên biết

Ngoài việc ăn trực tiếp hoặc đem ngâm rượu, bạn có thể dùng dâu tằm để làm những món ăn, thức uống dưới đây, vừa thơm ngon vừa giúp chữa bệnh hiệu quả.

Lòng lợn - món nhiều người Việt nghiện mê mẩn sẽ trở thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này / Những loại quả dễ tăng cân hơn thịt, càng ăn nhiều bụng càng to, mỡ càng dày

Trong Đông y, dâu tằm được biết đến với tên khác là "tang thầm" với các công dụng đã được ghi nhận như an thần, ích trí, chữa nhiều bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Dâu tằm là một loại quả có tính hàn, vị ngọt, chua, ích lợi về kinh tâm, can, thận; có tác dụngtuâm bổ huyết, sinh tân nhuận táo; giảm chứngchóng mặt ù tai, tim đập hốt hoảng, hỗ trợđiều trị mất ngủ, râu tóc bạc sớm, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư...

Còn trong y học hiện đại. dâu tằm đã đượcchứng minh có chứa hàm lượngcác chất đường, acid hữu cơ, vitamin B1, B2, C... có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch, tăng độ lưu thông của các mạch máu, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh hệtuần hoàn rất tốt.

1. Dâu tằm ướp mật: Cho người bịsuy nhược cơ thể, đại tiện bí, mất ngủ, suy giảm trí nhớ...

Bạn hãy dùng khoảng 500g quả dâu tằmtươi đem đi rửa sạch, sau đó bỏ vào nồi nhôm cùng với 200 ml mật ong vào và đun nhỏ lửa cho sôi. Trong quá trình nấu, bạn hãy dùng đũa để quấy đều lên. Sau khi đợi cho nguội thì có thể cho vào chai dùng dần, uống thường xuyên mà không ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí có tác dụng rất tốt.

nuoc-dau-tam-ngam-duong-phen-1
Ảnh minh họa.

2. Siro dâu tằm: Cho ngườinhức đầu, mất ngủ, hay quên, đại tiện tá hay cho nhu cầu giải khát trong mùa hè nóng nực, bù nước cho cơ thể.

Trái dâu tằm chín sau khi mua hoặc hái về thì đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi hong khô. Sau đó, bạn hãy cho dâu vào chiếc bình thủy tinhlớn, xếp theo từng lớp từng lớp một, các lớp ngăn cách nhau bởi một lớp đường trắng. Ước tính tỉ lệ là mỗi 1kg dâu sẽ đi với khoảngtừ 1-1,2 kg đường. Khi làm siro, bạn nên chú ý có thể cho thêm khoảng từ 30 - 50ml rượu trắng để tránh tình trạng bị mốc. Bình dâu ngâm này sau khoảng một tháng có thể chắt lấy nước dùng dần. Uống trực tiếp hoặc pha với nước trắng rất thanh mát, ngon miệng. Liều lượng có thể ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30ml xi-rô dâu, hòa với nước đã đun sôi rồi uống.

3. Cao quả dâu tằm: Chongười thiếu máu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, táo bón kinh niên...

Muốn làm cao quả dâu, bạn cần chuẩn bị1-2 kg quả dâu chín rồi đem tất cả đi rửa sạch, hong khô. Sau đó, bạn hãy cho dâu vào máy ép hoa quả để ép lấy nước cốt rồi đổ nước cốt nàyvào 1 nồi nhôm đã được rửa sạch sẽ, chú ý không dùng đồ sắt. Đun nóng đểcô đặc lại thành cao dẻo, chotới khi dùng dao rạch sâu xuống màhai mép dung dịch đã cứngkhông khép ngay lại với nhau là được. Sau đó, bạn hãy tắt bếp và chờ cho đến khinguội. Cao dâu cầncho vào lọ có nút đậykín, bảo quản trong môi trường thoáng mát đểdùng dần. Cao dâu có thể dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, hòa nước ấm uống rất tốt cho sức khỏe.

caonguyendaknong.baodaknong.org.vn-uploads-image-2019-09-26-_32

4. Cao quả dâu + mật ong:cho người bị mất ngủ, hay quên, mắt kém, tai ù, đại tiện táo kết.

 

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu gồm 1kg quả dâu tằm chín còn tươi và 300mlmật ong. Sau đó, bạn hãy đem dâu đirửa sạch sẽ với nước sạch, rồi đổ tất cảvào nồi, tiếp đến là đổnước ngập trên mặt dâu khoảng3cm. Bạn đặtnồi lên bếpđun sôi, khi đã sôi thì vặnnhỏ lửa, tiếp tục đun nhỏ khoảng 30 phút sau. Làm tương tự2 lần. Sau mỗi lần xong xuôi thìchắt lấy nước cốt. Nước cốt này mang đi đun với lửa nhỏ cho tới khi đặc sánh lại như mật là được. Cuối cùng làthêm mật ong vào chỗ nước đã cô đặc rồitrộn đều lên, tiếp tụcđun sôi lại rồi tắt bếphoàn thành. Sau đó cần chờ nguội rồicho vào lọ có nắp đâyjkín, dùng dần nhiều ngày. Mỗi ngày có thểdùng 2 lần cao dâu mật ong, mỗi lần 2 thìa cà phê, có thểhòa vào nước ấm uống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm