Những chuyện hãi hùng ở quán ăn, gần như ai cũng đã từng chứng kiến
Sự thật đám cưới “cô dâu 12, chú rể 14” xôn xao mạng xã hội / Hoa thiên lý - "thần dược" trị bệnh trĩ
Một người bán trứng vịt lộn dạo trên phố Hà Nội đang bốc rau thơm, gừng cho vào bát trước khi đưa khách ăn
Ám ảnh những “bàn tay vi khuẩn”
Chị Lan Anh (Hà Nội) 4 năm nay đã từ bỏ thói quen ăn uống ở vỉa hè bởi chị từng chứng kiến rất nhiều cảnh ám ảnh của các vị "đầu bếp" đặc biệt nơi quán xá này.
Chị kể, trong một lần đi ăn bún mọc với đồng nghiệp, chị thấy cảnh bà chủ quán vừa dọn đống bát đũa bẩn bỏ vào chậu rửa bát đầy bọt. Và thật lạ là chị ta không hề rửa lại tay mà vội vàng quay lại nồi nước dùng và cũng với bàn tay đó, chị lần lượt lấy bát, rồi bốc từng nắm bún, nắm thịt, nắm hành bỏ vào và chan nước dùng đưa cho khách.
Chị Lan Anh bực mình bảo chủ quán: “Chị ơi, sao chị không rửa sạch tay và đi bao tay vào” thì nhận lại được cái lườm “cháy mặt” và câu nói lạnh tanh: “Không ăn được thì đi chỗ khác”.
Trong một lần khác, do dậy muộn, lại phải đưa con đi học sáng sớm nên chị Lan Anh không có nhiều thời gian chuẩn bị bữa sáng. Sau khi đưa con đến trường, chị lại đến quán bánh mỳ quen thuộc mua bánh để "nạp năng lượng” cho ngày mới.
"Hôm đó là một sáng mùa đông, cũng như mọi ngày, tôi dừng xe và gọi anh bán bánh mỳ: "Anh ơi, cho em một bánh mỳ trứng". Anh bán bánh mỳ vẫn hăm hở làm như bao ngày. Thế nhưng khi vừa lôi bánh mỳ ra khỏi lò thì anh lấy tay xì mũi một phát rõ to, rồi vẩy "sản phẩm" của mình ngay cạnh bếp than đang rán trứng.
Xì mũi xong, anh lau tạm tay vào chiếc áo đang mặc, từ từ lấy đũa gắp trứng bỏ vào bánh mỳ. Chứng kiến cảnh đó, tôi vội chào anh và phóng xe đi thẳng, để lại anh ngỡ ngàng với chiếc bánh mỳ nóng hổi trên tay", chị Lan Anh nhớ lại.
Những sợi phở trắng ngần được đôi bàn tay của người bán hàng xáo trộn
Khi được hỏi về việc ăn uống nơi vỉa hè, chị Bảo Ngọc (TP.HCM) bảo “sợ đến già” vì từng tận mắt thấy từ cảnh “đầu bếp” chế biến đến việc vệ sinh của nhân viên bưng bê.
Chị kể, có một lần dậy sớm quá, chị thèm một bát bún riêu nóng hôi hổi đầy gạch cua và thịt bò. Đến nơi, chị chủ quán cũng vừa chuyển những nồi nước dùng và gia vị ra đầu ngõ. Trong lúc chờ đến lượt mình được thưởng thức bát bún riêu đầu tiên của quán thì chị đã có thời gian quan sát.
Ở khâu chế biến, cái khăn vừa được chủ quán trưng dụng lau bàn ghế liền được mang ra... lau bát cho khách trước khi bỏ những sợi bún trắng phau vào bát.
Chứng kiến từ đầu đến cuối khâu chuẩn bị của chủ quán, chị vội lấy xe lao vội lên cơ quan và nhịn luôn bữa sáng hôm ấy.
Còn chị Mai Linh (Đà Nẵng) thì kể, trong một lần ra Hà Nội công tác, chị được bạn bè rủ đi nhậu ở một quán ăn đêm nổi tiếng Hà thành. Quán nằm ở vỉa hè của ngõ nhỏ nhưng rất đông khách, đặc biệt là giới sinh viên.
Khi đang chờ bát cháo của mình được mang ra thì chị thấy cô nhân viên chạy đến bàn chị rút một tờ giấy ăn, rồi cúi xuống lau đôi dép vừa dẫm phải vũng nước ven đường. Lau vội lau vàng, cô gái vứt luôn tờ giấy vừa dùng xong ngay dưới chân chị Linh, dù bên cạnh đó có sọt rác.
Đúng lúc này, cháo của chị Linh gọi cũng vừa được làm xong, cô nhân viên vội vàng bê mang ra cho chị. Tuy nhiên, chị Linh thực sự hãi hùng khi thấy hai ngón tay cái đen sì nữ nhân viên vừa lau dép thò vào miệng bát cháo. Chị Linh giận dữ quát mắng nhân viên “bẩn thỉu” và yêu cầu chủ quán đổi cho bát khác.
“Thật lạ lùng là chủ quán không hề chấp nhận yêu cầu của tôi nên hai bên xảy ra cãi vã ngay quán xá đông đúc”, chị Linh chia sẻ.
“Cạch” ăn hàng vì thực khách thiếu ý thức
Chị Bảo Trâm (Hà Nội) cũng cạch mặt ăn uống ở vỉa hè bởi những thực khách thiếu ý thức.
Giấy ăn vứt đầy dưới bàn tại một quán phở trong ngõ phố Láng Hạ
Chị kể, có một lần vào ăn bún ngan. Bát bút vừa về tay thì thấy ngay thực khách ngồi đối diện lấy đũa khuấy liên hồi vào bát dấm ớt để "diệt vi khuẩn". Ngồi ăn được một lúc, anh ta lại lấy đũa đang dùng bỏ vào hũ dấm ớt để vớt từng lát ớt, tỏi cho vào bát. Dù chướng tai gai mắt nhưng chị cũng đành nín nhịn cho qua.
"Bất mãn" với những thực khách quá vô duyên nơi quán phở, quán bún hàng sáng, chị bỏ luôn thói quen ăn uống vỉa hè bằng những củ khoai, lát bánh mỳ được chuẩn bị ở nhà từ trước.
Chị Nguyễn Minh Châu (Hà Nội) cũng kể lại kỷ niệm “kinh hoàng” khi đi ăn vỉa hè. Hôm đó, chị và nhóm bạn rủ nhau vào quán chân gà nướng liên hoan sinh nhật. Ngồi ăn được một lúc thì thấy vị khách bên cạnh khạc một cái rõ to và nhổ ngay một “bãi” sát chân chị.
“Bình thường đi đường chứng kiến bao cảnh khạc nhổ đã chướng tai gai mắt lắm rồi. Không ngờ những thanh niên này lại mang cả cái nét xấu xí đặc trưng này vào tận quán ăn, quán nhậu”, chị Châu thở dài ngao ngán.
Chị Châu cho biết, không phải bất cứ quán ăn vỉa hè nào cũng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vì chứng kiến quá nhiều cảnh xấu xí, bẩn thỉu nơi quán xá, chị đã từ bỏ luôn thói quen ăn sáng nơi công cộng. Sau những lần như vậy đã thôi thúc mình thay đổi nhịp sinh học. Mình ngủ sớm hơn một tiếng và ngày nào cũng dậy sớm hơn một tiếng để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.
“Bây giờ mình thấy việc chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình là một việc rất đơn giản và chỉ mất 20 phút để mọi người có được bữa ăn đủ dưỡng chất và sạch sẽ, an toàn ngay tại nhà mình.”, chị Minh Châu vui vẻ chia sẻ.
Từ tháng 20/10/2018, Nghị định 115/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành có hiệu lực. Theo Điều 16 của Nghị định, nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?