Những "đại kỵ" khi dùng nước đỗ đen giải nhiệt cần biết để tránh rước họa vào thân
6 món là "thần dược" với người khỏe nhưng "đại kỵ" với bệnh đau dạ dày / Cá sẽ trở thành cực độc nếu kết hợp với những thứ đại kỵ này
Nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày, nhất là trong những ngày nắng nóng. Thực tế theo các tài liệu, chưa thấy ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên.
Không nên dùng nước đỗ đen uống thay cho nước lọc. Ảnh minh họa
Theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng, dù nước đậu đen khá lành tính nhưng lại có hại khi chúng ta lạm dụng, đặc biệt là khi dùng để uống thay nước. Lương y khẳng định không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ nếu dùng nước đậu đen uống thay nước lọc sẽ khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng…
Theo các chuyên gia, nếu muốn uống nước đậu đen hàng ngày thì tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín và chỉ nên uống khoảng 200ml -250 ml. Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng sớm, nước đỗ đen sẽ phát huy công dụng tốt hơn khi bạn cho thêm 1 thìa mật ong.
5 điều cần tránh khi dùng nước đỗ đen giải nhiệt
Để uống nước đậu đen rang hiệu quả và khoa học các bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
Không nên cho thêm đường
Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…
Không nên cho thêm đường vào nước đỗ đen rang. Ảnh minh họa
Không uống khi bị huyết áp thấp
Nước đỗ đen rất tốt cho những người cao huyết áp nhưng nếu bạn thuộc nhóm người huyết áp thấp thì không nên uống. Nguyên nhân là trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng.
Khi uống nếu có dấu hiệu mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì cần dừng ngay.
Không dùng chung với thuốc
Đậu đen vốn là loại hạt có tính năng giải độc bởi trong đậu đen có chứa các chất như protein, phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng có thể kết hợp thành chất kết tủa. Vì vậy nếu người đang trong quá trình dùng thuốc mà uống nước đậu đen thì nước đậu đen sẽ phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, từ đó làm cho thuốc không thể phát huy hiệu quả như mong muốn. Nếu vẫn muốn uống đỗ đen trong giai đoạn này thì cần chờ sau 4 giờ dùng thuốc.
Hạn chế với người già và trẻ nhỏ
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc