Đời sống

Những 'đại kỵ' khi uống nước dừa, biết mà tránh kẻo rước bệnh vào thân

Khi nhắc đến nước dừa tươi, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là thức uống cực tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết đến những đại kỵ khi uống nước dừa có thể khiến bản thân mắc 'bệnh trọng'

Sai lầm khi uống nước chanh khiến mất sạch vitamin C, rước thêm bệnh dạ dày / Bí quyết cực đơn giản có thể giúp bạn ‘trẻ mãi không già’, căng tràn sức sống

Lợi ích tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe

Giảm nguy cơ mất nước

Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Giảm vấn đề về tiết niệu

Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).

Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

 

Tốt cho tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những người có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và là một thứ nước tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Tăng cườnghệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

 

Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế,lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

Khi uống nước dừa, bạn cần tránh sử dụng những loại thực phẩm sau

Đá lạnh

Vào mùa nóng, chúng ta thường để nước dừa trong tủ lạnh hoặc thêm đá để tăng cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm.

 

Nước dừa vốn tính hàn nên khi kết hợp với đá lạnh càng khiến cơ thể bị lạnh hơn, dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu... Đặc biệt là uống nước dừa lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng về hoặc vừa hoạt động thể dục thể thao mạnh thì càng nguy hiểm bởi nó gây ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến dạ dày có phản ứng ngay lập tức.

Hải sản

Tương tự như đá lạnh, hải sản có tính hàn nên khi kết hợp với nước dừa sẽ khiến cơ thể bị lạnh, gây ra khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, người bị huyết áp thấp, người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể càng không nên dùng hai thực phẩm này cùng lúc.

Chocolate

Axit oxalic trong chocolate kết hợp với protein và canxi trong nước dừa sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Dùng chung hai thực phẩm này thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy; người lớn còn có thể gặp hiện tượng rụng tóc. Trẻ nhỏ càng nguy hiểm hơn vì nó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.

 

Thuốc

Nước dừa có vị ngọt tự nhiên, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và bổ sung nước cho cơ thể. Đây là loại đồ uống giải khát tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng nước dừa để uống thuốc.

Nước dừa có thể tạo thành một lớp màng bọc xung quanh thuốc khiến cơ thể khó hấp thu các hoạt chất có trong thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Ngoài ra, canxi, magie cùng các khoáng chất khác trong nước dừa cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Khi uống thuốc bạn chỉ nên sử dụng nước lọc, nước khoáng.

Những 'đại kỵ' khi uống nước dừa, biết mà tránh kẻo rước bệnh vào thân ảnh 2

Lưu ý khi uống nước dừa:

 

Không uống khi đi nắng về: Uống nước dừa khi vừa đi nắng về sẽ gây nên tình trạng trúng gió, đặc biệt là khi vừa thi đấu thể thao hay làm những công việc nặng nhọc xong. Vì lúc đó sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, chân tay bủn rủn và phản xạ kém nhanh nhẹn. Nên hãy nghỉ ngơi một chút xong thì hãy uống nước dừa nhé.

Không uống vào buổi tối muộn: Nếu uống nước dừa vào lúc này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh, xương khớp cũng rã rời và cảm thấy đuối sức, vì cơ thể sau một ngày dài làm việc cần nghỉ ngơi và nên uống chút sữa.

Thời điểm thích hợp để uống nước dừa nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể. Và cũng không nên uống lúc bụng quá đói hoặc quá no. Khi uống nên cho thêm một ít muối để giúp dạ dày dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên,không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm