Những điều cần nhớ để tăng thêm sự tin tưởng trong mối quan hệ
Là phụ nữ hiện đại nhất định phải tuân theo 8 nguyên tắc này / 7 điểm khác biệt thú vị giữa đàn ông và phụ nữ khi yêu
Một trong những cảm giác thú vị nhất là khi ta được bước vào một mối quan hệ lãng mạn với một ai đó. Thật không may, những lần cãi vã nhỏ nhặt bắt đầu xuất hiện khi bạn nhận thấy người kia không hoàn hảo. Và khi mối quan hệ tiếp tục kéo dài, bạn sẽ xảy ra bất đồng, tranh cãi và thậm chí làm tổn thương nhau. Vậy làm thế nào để các cặp đôi hạnh phúc qua thời gian? Nếu bạn đang gặp phải thất bại trong mối quan hệ của mình, đây là một số lời khuyến giúp hai bạn có thể tin tưởng nhau hơn và ngăn chặn các vấn đề không đáng có trong mối quan hệ của mình.
Ảnh minh họa.
Tăng cường sự kết nối bằng cách tạo ra một không gian an toàn cho nhau
Đừng quên nhắc nhở người ấy của bạn trong khoảngthời gian xung đột, rằng bạn luôn ở bên họ, đứng về phía họ. Điều này giúp tạo một hướng đi hòa bình cho cuộc trò chuyện, nơi mà cả hai người sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề cùng nhau, hơn là cố gắng chứng minh ai đúng ai sai. Làm điều này giúp các cặp đôi giảm bớt khoảng cách giữa họ.
Khi đối phương chia sẻ điều gì đó dễ làm bạn tổn thương, đừng hỏi những câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao". Thay vào đó, hãy thử đặt các câu hỏi “Chuyện gì đã xảy ra?”. Những câu hỏi bắt đầu bằng “Tại sao” sẽ vô tình đẩy bạn vào tình thế phòng thủ và cảm thấy khó chịu. Ví dụ: thay vì hỏi "Tại sao anh lại làm như vậy?" bạn có thể hỏi "Điều gì đã xảy ra khiến anh làm như vậy?"
Hãy cố gắng chú ý đến lời lẽ, để lời nói của bạn không ngăn cản đối phương cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm xúc. Tránh khoanh tay, bị phân tâm, tập trung vào chỗ khác hoặc cau có. Thay vào đó, hãy thả lỏng cơ thể, duy trì giao tiếp bằng mắt và tập trung sự chú ý của bạn vào cuộc nói chuyện.
Quan tâm đến cả cảm xúc và hành động trong khi tranh cãi
Những xung đột, thách thức hầu như luôn bắt đầu từ khía cạnh cảm xúc của não bộ. Khi người ấy của bạn chia sẻ một vấn đề của họ với bạn, điều quan trọng là phải phản hồi bằng chiều hướng cảm xúc của bạn.
Đầu tiên, hãy lắng nghe đối phương và tập thói quen quan sát để xác nhận xem cô ấy/anh ấy đang cảm thấy như thế nào. Đồng thời, bạn cần chú ý không nên tỏ thái độ khinh thường hoặc nói xấu người ấy.
Ví dụ: khi đối phương nói với bạn về điều gì đó khiến cô ấy khó chịu, trước khi đưa ra lời khuyên, bạn chỉ cần nói một điều gì đó như “Khổ thân em, anh cũng cảm thấy vậy nếu điều đó xảy ra với anh." Ban đầu bạn có thể cảm thấy kỳ lạ khi nói những điều như thế này nhưng khi bắt đầu làm điều đó nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và gần gũi với người ấy của mình hơn rất nhiều.
Sau khi đối phương đã cảm thấy bình tĩnh hơn, thì đây là lúc để xem liệu cô ấy/anh ấy có sẵn sàng chuyển hướng cuộc trò chuyện sang các cách giải quyết vấn đề và cởi mở với lời khuyên từ bạn không.
Nêu lên rõ cảm xúc của bạn khi tranh cãi với nhau
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng quan trọng là bạn phải diễn đạt thành lời cảm xúc của mình. Tuy nhiên, thách thức là mặc dù đối phương có thể nghe và biết được cảm xúc của bạn, nhưng thường rất khó để anh ấy/cô ấy thực sự cảm nhận được suy nghĩ của bạn. Để có thể giúp bạn đời của mình thấu hiểu hơn, bạn cần kể những điều phía sau câu chuyện của mình.
Mọi người cảm nhận những gì bạn cảm nhận được qua những câu chuyện của bạn. Khi bạn kể lại một cách trung thực những sự kiện đã xảy ra với bạn, khi bạn trải qua một ngày tồi tệ hoặc phải nghe một lời gì đó thô lỗ từ ai đó, điều ấy sẽ giúp đối phương hiểu được cảm giác của bạn.
Sự thật là bạn sẽ nhận được lợi ích gấp đôi khi chia sẻ cởi mở những câu chuyện cảm xúc của bạn. Nó cũng giúp bạn kích thích việc suy nghĩ nhiều hơn và hiểu được những gì đã xảy ra. Kết quả là, bạn hiểu sâu hơn về lý do tại sao bạn đang cảm thấy như vậy và rút ra được những cách giải quyết vấn đề.
Quan tâm đến người ấy hơn là chọc giận họ
Khi bạn gặp vấn đề với người ấy của mình, điều quan trọng là phải sử dụng các biện pháp giúp bản thân giữ bình tĩnh và giao tiếp với họ một cách gần gũi và thẳng thắn thay vì chỉ cố gắng trút giận.
Cố gắng kiềm chế để không đẩy đối phương vào tình thế khó xử, mặc dù bạn luôn có cảm giác như anh ấy đang cố làm bạn khó chịu. Thay vào đó, hãy hít thở sâu và đặt những câu hỏi để hiểu nhau hơn, cùng nhau tìm ra cách giải quyết chung mà không gây tổn thương cho ai.
Đừng hạ thấp hình ảnh của đối phương
Trong thời gian xung đột căng thẳng, một số có thể dùng đến cách làm xấu hổ đối phương. Điều này tạo ra một mối quan hệ không lành mạnh. Thay vào đó, hãy nhớ nhắc nhở bản thân rằng bạn không hài lòng với hành động của anh ấy/cô ấy, chứ không phải tính cách hay con người của họ. Đừng dùng những từ ngữ khiến đối phương cảm thấy xấu hổ. Thay vào đó, khi khó chịu với người ấy, hãy sử dụng những từ ngữ tập trung miêu tả cảm xúc của bạn đối với hành động của họ, đừng động đến những ngôn từ quá khái quát, không cụ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn