Đời sống

Những giới hạn không nên vượt qua để khỏi phải mang danh “mẹ ghẻ”

Là thành viên đến sau trong gia đình, người mẹ kế thường khó kết nối với các con riêng của chồng và dễ bị mang tiếng xấu là “mẹ ghẻ” dù không có ý xấu. Để đời sống gia đình hòa hợp hơn, người vợ sau không nên vượt qua những giới hạn này đối với con riêng của chồng.

Phát hiện chồng ngoại tình, nợ nần mấy trăm triệu, người vợ giải quyết trọn vẹn đáng thán phục, đặc biệt nhất là lời mẹ chồng gửi con dâu / "Vắt cạn" sức bên người tình từ khách sạn bước ra, tôi hoảng loạn nhìn mẹ gục xuống bên kia đường

Là thành viên đến sau trong gia đình, người mẹ kế thường khó kết nối với các con riêng của chồng và dễ bị mang tiếng xấu là “mẹ ghẻ” dù không có ý xấu. Để đời sống gia đình hòa hợp hơn, người vợ sau không nên vượt qua những giới hạn này đối với con riêng của chồng.

1. Đừng cố gắng thay thế vị trị của mẹ đẻ đứa trẻ

Cho dù mẹ đẻ đứa trẻ đã chết hay chuyển đi, bạn cũng không thể hoàn toàn thay thế vị trí ấy bởi đó không phải con của bạn. Đứa trẻ sẽ luôn yêu quý mẹ đẻ của chúng hơn, và nếu bạn cố gắng gạt bỏ suy nghĩ đó khỏi đầu chúng, đứa trẻ sẽ càng thêm thù ghét bạn.

Vì vậy, hãy cứ quan tâm đến chúng vừa phải, đừng bao giờ cố bắt con riêng của chồng gọi bạn là mẹ mà hãy để chúng tự cảm nhận tình cảm của bạn và gọi khi chúng muốn.

2. Không bao giờ đánh con riêng của chồng

Cho dù bạn cũng sẽ làm y hệt thế với con đẻ của mình, nhưng đối với con riêng của chồng, tuyệt đối không bao giờ đánh đòn. Những phát đánh của mẹ kế sẽ hằn vào tâm trí đứa trẻ tới cuối đời, trở thành sự chán ghét, thậm chí hận thù sâu nặng.

Hãy luôn đặt bản thân cách xa chuyện đòn roi với cong riêng của chồng. Nếu đứa trẻ quá hư đốn và cần đến biện pháp mạnh, hãy để bố mẹ đẻ của chúng làm điều đó. Bạn vừa không gây nên vết thương tâm lý cho đứa trẻ, vừa tránh để bản thân bị dị nghị với chuyện mẹ ghẻ - con chồng.

nhung gioi han khong nen vuot qua de khoi phai mang danh “me ghe” - 1
Ảnh minh hoạ

3. Không nên cố tạo dựng vị trí của mình

Những đứa trẻ dưới 5 tuổi thường dễ chấp nhận có một người mẹ mới hơn vì chúng còn quá nhỏ và chưa đủ nhận thức. Nhưng khi chúng đã bắt đầu đi học, những đứa trẻ càng lớn lại càng dễ bài xích người vợ mới của bố.

Ban đầu, bạn chỉ nên là người bạn xã giao của đứa trẻ, rồi dần dần quan tâm nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để kéo gần lại khoảng cách. Nếu ngay từ đầu đã tỏ ra trịch thượng, bạn chỉ càng khiến đứa trẻ thêm ác cảm.

4. Đừng can thiệp vào việc thảo luận kế hoạch nuôi dạy con của chồng và vợ cũ

Khi bố mẹ đẻ của đứa trẻ gặp mặt nói chuyện về kế hoạch tương lai cho đứa con chung của họ, bạn tốt nhất không nên có mặt hay can thiệp vào.

 

Việc đưa ra lời khuyên hay giải pháp có thể chỉ là thiện ý của bạn, nhưng người vợ cũ sẽ thấy như bạn đang muốn giành con với họ hoặc không cho con họ được điều tốt đẹp nhất.

Nếu có ý kiến gì về việc nuôi dạy con, bạn có thể nói riêng với chồng trước buổi gặp mặt để anh ấy tự bàn bạc với mẹ đứa trẻ.

5. Không nên nhúng tay vào mâu thuẫn giữa con riêng của chồng và con của bạn

Những đứa trẻ cãi nhau hay tranh giành đồ vật gì là hoàn toàn bình thường, và chúng sẽ có thể tự tìm được cách giải quyết với nhau.

Nếu mâu thuẫn buộc phải nhờ tới sự dàn xếp của người lớn, hãy để chồng bạn giải quyết nếu đó là con anh ấy và con chung của hai người.

 

Trong trường hợp con riêng của chồng và con riêng của bạn tranh cãi nhau, hãy để cả 4 bên cùng thảo luận và đưa ra giải pháp để tránh tạo cảm giác thiên vị cho một ai.

nhung gioi han khong nen vuot qua de khoi phai mang danh “me ghe” - 2

6. Đừng nói xấu về vợ cũ của chồng trước mặt lũ trẻ

Cho dù cô ấy có không tốt, hay những việc làm của cô ấy có gây ảnh hưởng xấu tới lũ trẻ, bạn cũngkhông nên nói xấu mẹ đẻ của chúng.

Việc chê trách hay phàn nàn về việc mẹ đẻ lũ trẻ cho phép chúng nhuộm tóc, mua quần áo không phù hợp… có thể mang theo ý tốt muốn chúng tốt hơn, nhưng chưa chắc lũ trẻ đã hiểu, chúng chỉ cho rằng bạn đang muốn hạ bệ người mẹ tuyệt vời trong lòng chúng.

7. Đừng để trẻ cảm thấy thiếu quan tâm khi có em

 

Vốn dĩ những đứa trẻ thường lo sợ khi có em thì tình cảm ba mẹ dành cho mình sẽ ít đi, nhất là những đứa trẻ thiếu thốn một nửa tình thân.

Vậy nên trong thời gian mang thai đứa con của chính mình, bạn cũng vân nên quan tâm tới con riêng của chồng, đừng khiến đứa trẻ cảm thấy bị lãng quên hay không được coi trọng. Đứa trẻ có thể sẽ có thái độ thù ghét với em, thậm chí gây hại cho em vì ghen tị.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm