Những hiểu lầm khi chăm sóc con rất nhiều cha mẹ mắc phải
Nở hậu là gì? Đất nở hậu có tốt không? / Những lý do khiến độ pH của da mất cân bằng
Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Ảnh minh họa.
Theo lý thuyết, bạn cần phải đánh răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta thường không có quá nhiều thời gian để dành cho việc này. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cố gắng tập cho bé thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối) và khuyến khích bé súc miệng bằng nước thường xuyên. Đánh răng trước khi đi ngủ là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, nếu bé còn nhỏ, hãy hỗ trợ bé chải răng sạch bởi nếu không thức ăn và vi khuẩn tích tụ cả ngày có thể khiến bé bị sâu răng.
Trẻ bị bệnh nhất định phải cho uống thuốc
Mỗi khi thấy con bệnh, bạn lại vô cùng lo lắng, “sốt ruột” và theo phản xạ, bạn lại đến nhà thuốc để mua thuốc cho bé. Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết. Chẳng hạn, các loại thuốc trị cảm lạnh thông thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ không thể đẩy nhanh thời gian hồi phục hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không những vậy, một số loại thuốc có thể can thiệp vào khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể trong việc loại bỏ vi khuẩn hoặc virus. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu không khỏe, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn cần phải tắm cho bé mỗi ngày
Tắm là điều cần thiết để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ lại thích chạy nhảy, thường xuyên ra mồ hôi, nếu bạn không vệ sinh thì bé sẽ có nguy cơ mọc rôm sảy hay mắc các bệnh về da, viêm da.
Tuy nhiên, mỗi khi thời tiết trở lạnh, cơ thể bé rất yếu ớt, do đó bạn không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày để tránh cảm lạnh. Không những vậy, nếu bạn cho trẻ tắm quá thường xuyên có thể khiến lớp giữ ẩm tự nhiên trên da mất đi, làm cho da dễ bị kích ứng. Do đó, nguyên tác chăm sóc sức khỏe là thay vì tắm, mỗi ngày, bạn chỉ cần vệ sinh tay, mặt, chân và các bộ phận có nhiều nếp gấp, dễ tích tụ bụi bẩn như cổ, bộ phận sinh dục và nách cho trẻ.
Ủ ấm cho trẻ khi sốt
Khi trẻ bị sốt nhưng tay chân vẫn lạnh, cha mẹ thường cố đắp thêm chăn, mặc thêm áo ấm, điều này khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho trẻ mặc đồ mỏng, giữ cho nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ để giúp con hạ sốt.
Ép ăn quá nhiều
Việc bố mẹ liên tục ép và không cho trẻ tự ăn sẽ khiến trẻ trở thành người kén ăn và thừa cân khi chúng lớn lên.
Tắm bằng sữa tắm cho bé hàng ngày
Ai cũng biết sữa tắm là một sản phẩm có khả năng làm mềm và làm dịu da, do đó, từ lâu nó đã trở thành vật phẩm không thể thiếu trong mọi nhà. Và khi có con, các ông bố bà mẹ cũng tìm mua những loại sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé.
Song, các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ không cần phải dùng sữa tắm trong việc tắm cho con hàng ngày, có thể cách 1 hoặc 2 ngày. Đồng thời, khi lựa chọn sữa tắm, cha mẹ nên lựa chọn loại ít gây kích ứng cho da trẻ sơ sinh, mà tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sử dụng phấn rôm để chống hăm
Từ lâu, các mẹ đã biết đến việc dùng phấn rôm để chống hăm trong khi thay bỉm cho con. Nó sẽ giữ cho làn da của bé được khô ráo và không bị mẩn ngứa.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Adasa nói: "Với tư cách là một bác sĩ da liễu nhi khoa, chúng tôi khuyên cha mẹ không nên sử dụng phấn rôm nữa, để tránh gây ra hen suyễn. Một khi cơn hen suyễn ở trẻ sơ sinh được kích hoạt, các tình trạng liên quan khác cũng có thể được kích hoạt theo. Nếu cha mẹ vẫn muốn sử dụng phấn rôm thì xin hãy tránh sử dụng nó trong 1 năm đầu đời của trẻ".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Adasa giới thiệu với các cha mẹ một số lựa chọn thay thế an toàn hơn để điều trị và ngăn ngừa hăm tã: thuốc mỡ, kem chống hăm và sáp dưỡng ẩm. Nhưng điều quan trọng là cha mẹ cần lau khô mông và "vùng kín" bé trước khi sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo