Những lần vlogger bị tẩy chay vì đời tư tai tiếng, làm trò lố câu view
3 kiểu mẹ bầu dễ sinh ra những đứa trẻ thông minh hơn người / Vôi hóa bánh nhau là gì, tại sao mẹ bầu nào cũng bắt buộc phải biết?
Với mong muốn được tung hô trên Internet, nhiều YouTuber không ngại bị chỉ trích, sẵn sàng dấn thân vào những hành động nguy hiểm hoặc vô đạo đức.
Một minh chứng điển hình cho hành động thiếu khôn ngoan trên là Logan Paul (25 tuổi), một vlogger nổi tiếng người Mỹ bước ra từ mạng xã hội Vine.
Ngày 31/12/2017, đoạn video dài 15 phút có tên Chúng tôi bắt gặp một xác chết của anh tại khu rừng Aokigahara (Nhật Bản), một trong những địa điểm tự tử nổi tiếng, đã làn sóng gây phẫn nộ toàn cầu.
Logan trong video quay tại rừng tự tử Aokigahara ở Nhật Bản. Ảnh: Logan Paul. |
Trong video, nam vlogger cùng bạn bè quay cận cảnh một thi thể ở tư thế treo cổ trong rừng và không ngừng cười cợt, đùa nghịch.
Hầu hết chỉ trích cho rằng Logan thiếu tôn trọng đối với người đã khuất, đồng thời nhấn mạnh việc tự tử do trầm cảm hay những chứng bệnh khác về tâm lý cũng không phải trò đùa.
Kênh The Official Logan Paul giảm 10 triệu người theo dõi sau khi scandal nổ ra. Anh cũng bị loại bỏ khỏi chương trình Google Preferred của YouTube. Ngoài ra, các dự án quay phim khác mà Logan tham gia cũng bị hủy hoặc tạm ngừng vô thời hạn.
Logan Paul trong clip xin lỗi cộng đồng mạng. Ảnh: Logan Paul. |
Trước sức ép dữ dội từ dư luận, Logan buộc phải gỡ video, đăng tuyên bố hối cải tại Twitter và cả clip xin lỗi để xoa dịu cư dân mạng. Vlogger này thừa nhận đã "mắc phải một sai lầm lớn" và phủ nhận việc muốn "câu view" từ chủ đề nhạy cảm.
Coi thường văn hóa, xúc phạm tôn giáo
Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa độc đáo riêng biệt và những quy tắc xử sự khác nhau. Việc không “nhập gia tùy tục”, đặc biệt là xúc phạm tôn giáo, ắt phải trả giá đắt.
Cuối tháng 11/2017, cặp đồng tính người Mỹ Joseph và Travis bị cảnh sát Thái Lan truy lùng sau khi đăng bức ảnh khoe vòng ba trước ngôi chùa nổi tiếng Wat Arun ở Bangkok.
Hai vlogger khoe mông ở chùa Wat Arun (Thái Lan). Tài khoản này hiện đã bị xóa. Ảnh: @traveling_butts. |
Không những vậy, tấm ảnh lập tức nhận nhiều lời chỉ trích và đe dọa vì hành vi báng bổ địa điểm tôn nghiêm của người Thái. Tài khoản Instagram với hơn 15.000 người theo dõi của đôi này cũng bị xóa không lâu sau đó.
Rất may, Joseph và Travis chỉ bị phạt hành chính 5.000 baht (tương đương 154 USD), nhưng buộc phải rời khỏi Thái Lan ngay lập tức vì hành vi khiếm nhã.
Đời tư tai tiếng
Bên cạnh việc công khai thực hiện những hành động khiếm nhã hay làm trò lố câu view, đời tư tai tiếng cũng ảnh hưởng không ít nhiều tới danh tiếng của một bộ phận vlogger.
Gần đây, câu chuyện hot girl triệu phú Trương Đại Dịch cặp bồ với Chủ tịch Taobao Tưởng Phàm đang trở thành tâm điểm quan tâm tại Trung Quốc.
Trương Đại Dịch ở Liên hoan phim Cannes tại Pháp.
|
Trương Đại Dịch (32 tuổi) được mệnh danh là “nữ hoàng thương mại điện tử” ở đất nước tỷ dân với lượng theo dõi trên Weibo lên tới 11,6 triệu người. Thu nhập của cô rơi vào mức hàng chục triệu USD một năm chỉ nhờ livestream bán hàng.
Tuy nhiên, sau khi vướng vào nghi án "cướp chồng" người khác, tình hình kinh doanh của hot girl không mấy khả quan.
Chỉ sau 2 ngày từ khi xảy ra vụ việc, cổ phiếu của Ruhnn Holding, nơi Trương Đại Dịch đang giữ vị trí giám đốc marketing, đã giảm xuống mức 9,14%, tương đương với 28 triệu USD. Đồng thời, cô cũng đánh mất 4,2 triệu USD giá trị tài sản ròng.
Theo The Guardian, làm vlogger hào nhoáng là vậy nhưng chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Trên thực tế, nhiều bạn trẻ đã phải chấp nhận hy sinh cuộc sống cá nhân khi lựa chọn công việc này. Rất nhiều người phải cố gắng tạo danh tiếng bằng tai tiếng để có sự chú ý ban đầu. Từ đó, không ít vlogger đã trượt dài, sai lầm khi cố gắng nổi tiếng bằng trò lố.
Marzia Zofia Bisognin, hay còn được biết đến với tên gọi CutiePieMarzia, là một vlogger sở hữu 7,5 triệu người theo dõi. Tháng 12/2018, cô khiến nhiều người hâm mộ mình bất ngờ khi “nghỉ hưu” sau hơn 7 năm hoạt động. Cô tự tay xóa toàn bộ các video có sẵn trên kênh và chỉ chừa lại 6 cái.
"Từ trước tới giờ tôi cảm thấy như thể mình chỉ đang đi theo một con đường người khác vẽ ra hộ. Đã tới lúc tôi tự mình làm một thứ gì đó mới mẻ khác rồi," Marzia chia sẻ trong đoạn video Goodbye YouTube (Tạm biệt YouTube).
Marzia có những hành động kiên quyết khẳng định không bao giờ tái xuất làm vlogger. Ảnh: The Verge. |
Katherine Lo, nhà nghiên cứu cộng đồng trực tuyến tại Đại học California, cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kiệt sức, thậm chí gây ra PTSD (Post-traumatic Stress Disorder: rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
Nhà nghiên cứu đã đưa ra một danh sách các yếu tố nghề nghiệp gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm: căng thẳng khi đọc các bình luận tiêu cực, lo lắng về vấn đề tài chính, áp lực khi nổi tiếng và tương tác với khán giả…
"Việc vừa duy trì công việc thành công vừa có một cuộc sống lành mạnh là một giấc mơ huyễn hoặc. Người trẻ có thể làm việc với cường độ cao, chịu được áp lực, không bị vướng bận nhiều trách nhiệm sẽ dễ dàng thành công trong những năm đầu nhưng về lâu dài sẽ đánh mất cuộc sống và sức khỏe", bà nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết