Đời sống

Những loại gia vị tăng dinh dưỡng cho món ăn và lưu ý khi nêm nếm gia vị thường ngày

Đây là cách thức nhanh nhất và tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng như chất chống ôxy hóa, chất sắt, chất khoáng cho bữa ăn, giúp món ăn thơm ngon, đậm đà hơn.

4 sai lầm dùng màng bọc thực phẩm khiến cả nhà mắc bệnh nguy hiểm / Những tác dụng bất ngờ từ quả ổi với sức khỏe con người

Rau mùi

Hai thìa canh rau mùi tươi cung cấp 150% nhu cầu vitamin K hằng ngày, đây là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hình thành xương và chức năng của gan. Ngoài ra, chất chống mùi chlorophyll còn giúp hơi thở bạn thơm hơn.

Bạc hà

8-loai-gia-vi-tang-dinh-duong-cho-mon-an_4

Ảnh minh họa

Bạc hà chứa nhiều chất chống ôxy hóa và còn có thể giúp giảm cân. Ngửi mùi bạc hà làm giảm cảm giác đói, người ngửi mùi bạc hà mỗi hai giờ giảm tiêu thụ khoảng 2.800 calo so với bình thường.

Cỏ chanh

Loại cỏ thơm mùi cam chanh này được dùng nhiều nhất trong các món ăn ở Đông Nam Á. Cỏ chanh có mùi vị khá giống chanh và còn có những dược chất tự nhiên để hạ sốt, giảm đau cơ, đau dạ dày, đau đầu. Cỏ chanh rất giàu chất chống ôxy hóa, giúp phòng chống căng thẳng gây ra bệnh tim và ung thư. Các nghiên cứu còn cho thấy cỏ chanh chứa chất kháng khuẩn có thể chống E.coli.

Hương thảo

Nướng thịt trên lửa nóng có thể hình thành chất heterocyclic amines (HCAs) gây ung thư. Thêm hương thảo vào món thịt nướng sẽ ngăn chặn quá trình này xảy ra, làm giảm lượng HCA sinh ra tới 60%-80%.

 

Ngò

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng chất dodecenal có trong ngò có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn salmonella thường có trong thịt sống gấp đôi thuốc kháng khuẩn công nghiệp. Các chất này cũng có trong mùi tây.

Lưu ý khi nêm nếm gia vị

Muối, gia vị

Không sai khi nói rằng, muối, gia vị là gia vị cơ bản nhất của nhiều món ăn. Tùy vào từng món mà ta có cách nêm nếm muối, gia vị khác nhau. Mà hơn thế, việc nêm muối, gia vị vào sai thời điểm thôi cũng có thể khiến món ăn trở nên mặn và cứng hơn đó.

 

Với món kho, chiên... thì bạn nên ướp gia vị, muối vào thực phẩm trước khi nấu để không làm giảm độ ngọt của thịt, cá.

Khi luộc rau, thịt - căn lúc nước vừa sôi, bạn cho chút muối vào trước khi cho rau củ, thịt vào đảm bảo rau sẽ xanh mướt, mà thịt lại không thâm đen đâu.

Đường

Đường có vị ngọt nên sẽ giúp món ăn trở nên mềm, dễ ăn hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ do đặc tính lý hóa mà đường rất dễ cháy khét khi tác động ở nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên nêm đường khi thức ăn gần chín vì đường sẽ lâu tan, ảnh hưởng đến món ăn.

Với món canh, xào - bạn nên nêm đường sau khi đã cho muối, khi thức ăn sắp chín để giữ được vị ngọt của thực phẩm.

 

Khi cho đường vào món chiên, nướng - món ăn sẽ rất dễ cháy khét. Bởi vậy, bạn nên cho ít đường lúc ướp thôi. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt rồi phủ lên bề mặt khi nướng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm