Những loại hạt nên - không nên ăn mà mọi người vẫn lầm tưởng
6 siêu thực phẩm vừa giải nhiệt vừa ngăn ngừa bệnh tật mùa nắng nóng / Buổi tối ăn những thực phẩm này vừa giúp ngủ ngon lại giảm cân hiệu quả
Nên bỏ hạt
1. Ổi
Ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn luôn cả phần hạt mà không nhai kĩ, hạt ổi cứng rơi xuống vào dạ dày sẽ không tiêu hóa được nên dễ gây đau dạ dày. Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp phải đi mổ để gắp hạt ra.
Do đó, khi ăn ổi bạn nên nhai thật kĩ hạt, nếu không nhai được thì tốt nhất nên bỏ hạt đi. Đặc biệt, nếu bị bệnh dạ dày thì càng cần phải tách bỏ hạt ổi để tránh làm bệnh nặng thêm.
2. Táo
Hạt quả táo có chứa một loại hợp chất là cyanide (một loại đường độc) được gọi là amygdalin. Một số loại hạt quả khác cũng có chứa cũng chứa loại chất độc này là đào, mận, mơ, hạnh nhân, cherry...
Những người bị ngộ độc hạt táo có thể có triệu chứng run rẩy, co giật, chóng mặt, buồn nôn, nôn, bồn chồn, tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt và đau đầu. Một lượng lớn chất cyanide có thể gây khó thở, hôn mê, suy hô hấp, huyết áp thấp, co giật, tổn thương phổi hoặc thậm chí tử vong. Những người sống sót khi bị ngộ độc nặng có thể để lại di chứng tổn thương tim và não. Tuy nhiên, chẳng may nuốt phải một vài hạt táo sẽ không gây ngộ độc. Chúng chỉ có thể gây ngộ độc khi nhai vỡ hạt và nuốt.
3. Dưa leo
Trong phần ruột và hạt dưa leo có chứa một chất lợi tiểu ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, hạt dưa leo không được nhai kĩ cũng gây khó tiêu, đầy bụng
Do đó, nếu lâu lâu ăn dưa leo thì bạn có thể ăn luôn hạt nhưng nhớ phải nhai kĩ. Còn nếu đây là món ruột của bạn thì bạn nên bỏ bớt phần hạt đi để tốt hơn cho cơ thể bạn nhé.
4. Ớt
Quả ớt tuy tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia không khuyến khích chúng ta ăn cả phần hạt. Do chất cay trong hạt thường cao hơn phần thịt, trong khi đó hạt ớt rất dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày nên sẽ gây tổn thương niêm mạc và bỏng rát dạ dày.
Hơn nữa, khi ăn ớt, chúng ta thường không nhai nát hạt nên hạt không tiêu hóa được gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón và đau dạ dày.
5. Cà chua
Mọi người đều biết rằng lycopene trong cà chua rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp các quý ông phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc tố trong cơ thể...
Tuy nhiên, hạt cà chua lại không được khuyến khích tiêu thụ. Khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.
Không nên bỏ hạt
1. Hạt bơ
Theo Top 10 Home Remedies, hạt bơ chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả, 70% lượng axit amin của loại quả này nằm trong hạt. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch... Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách ngâm rượu hoặc phơi khô, nướng chín và nghiền thành bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong salad, sinh tố.
2. Hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu chứa nhiều chất ma-giê, giúp duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim và xương luôn khỏe mạnh. Hạt dưa hấu cũng chứa rất nhiều sắt và giàu kẽm, giúp tổng hợp hơn 100 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Hạt dưa hấu cũng chứa nhiều axít amin arginine, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, hạt dưa hấu còn chứa axít folic, axít béo tốt.
3. Hạt đu đủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hạt đu đủ cũng chứa nhiều dược tính. Theo Live Love Fruit, hạt đu đủ chứa papain, một loại enzyme giúp hỗ trợ trong việc tiêu hóa. Hạt đu đủ cũng giúp diệt giun trong ruột, đồng thời một số loại vi sinh có hại không thể phát triển trong ruột khi bạn tiêu thụ hạt đu đủ. Nếu không ăn hạt đu đủ sống, bạn có thể nghiền nát, xay nhuyễn thành bột nhão hay kết hợp trong món salad để ăn.
4. Hạt chanh
Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt. Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh giúp sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
5. Hạt nho
Hạt nho chứa hợp chất proanthrocyanadin, chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về da như viêm mụn, nếp nhăn, bệnh vẩy nến, bảo vệ tim mạch, thị lực hay ngăn ngừa hen suyễn. Các chiết xuất từ hạt nho cũng bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia UV như giảm tỷ lệ mắc khối u, kích thước khối u và ngăn cản sự chuyển đổi của tia UVB gây ung thư ác tính.
6. Hạt me
Trong số những loại thực phẩm có vị chua thì me là loại có hạt chứa nhiều khoáng chất nhất. Các phân tích cho thấy trong hạt me chín có nhiều khoáng chất như phốt pho, ma-giê, vitamin C, kali, can xi và các axít amin quan trọng khác, đặc biệt nhất là axít hyaluronic giúp da dưỡng ẩm và làm mờ nếp nhăn hiệu quả.
7. Hạt lựu
Nhiều người khi ăn lựu thường cố bỏ hạt, và thói quen này không những rất phiền phức mà còn gây lãng phí. Các chất polyphenol và flavonoidcó nhiều trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi.
Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư da, nhờ khả năng làm lành các thương tổn da. Ngoài ra, trong hạt lựu chứa acid citric, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
8. Hạt mít
Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Trong nhân dân thường cho rằng hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Ngoài ra, hạt mít giàu chất sắt và đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tình d.ục và sinh sản. Hạt mít chứa chất xơ không hòa tan, chất xơ này có tác dụng giải độc ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Loại hạt quen thuộc này còn chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Chúng cũng ngăn chặn các bệnh về mắt như là bệnh mù trong đêm. Vitamin A còn thúc đẩy tóc khỏe hơn và làm giảm triệt để tình trạng tóc khô, gãy rụng. Thêm vào đó, hàm lượng protein trong hạt mít cùng với lượng vitamin dồi dào sẽ giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Cấu trúc da săn chắc, mịn màng nhờ lượng dinh dưỡng được bổ sung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Mẹo nhận biết 9 loại trái cây bị chín ép hay chín tự nhiên chỉ trong nháy mắt, đố người bán hàng nào lừa được
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Nắp chai bia, nắp chai nước ngọt luôn có hình vương miện và 21 răng cưa, lý do phía sau là gì?
'Không bưng 3 loại bát, không phát 3 loại tài', tổ tiên đúc kết quả không sai!
Nhà có 3 thứ cũ kĩ này là đất chôn kho báu phong thủy, mấy đời làm ăn phát đạt, con cháu hái lộc đề huề